Polyp hậu môn tuy không phải là hiếm gặp nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác liên quan đến đường trực tràng – hậu môn. Tuy lành tính nhưng nếu không giải quyết kịp thời thì người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị ung thư và các bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa, điều trị Polyp hậu môn, hãy cùng Cobutri.vn chúng mình tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Contents
- 1 Polyp hậu môn là bệnh gì?
- 2 Hình ảnh polyp hậu môn
- 3 Nguyên nhân gây ra polyp hậu môn
- 4 Dấu hiệu triệu chứng nhận biết polyp hậu môn
- 5 Polyp hậu môn có nguy hiểm không?
- 6 Polyp hậu môn ở trẻ là là gì? Có nguy hiểm không?
- 7 Cách phòng ngừa Polyp hậu môn hiệu quả
- 8 Các phương pháp điều trị Polyp hậu môn hiệu quả nhất hiện nay
- 9 Các bài thuốc nam chữa Polyp hậu môn hiệu quả nhất hiện nay
- 10 Thông tin liên quan phẫu thuật cắt Polyp hậu môn
- 11 Địa chỉ điều trị Polyp hậu môn uy tín, chất lượng tại Hà Nội, TpHCM
Polyp hậu môn là bệnh gì?
Polyp hậu môn là bệnh mà trong hậu môn xuất hiện các khối u lồi có cuống kích thước khác nhau, nguyên nhân là do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn. Các khối u này đặc biệt bởi có khả năng di chuyển trong đường ruột của bệnh nhân.
Đa số các khối u đều khá lành tính không gây nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời người bệnh vẫn có nguy cơ mắc ung thư và một số bệnh đường ruột nguy hiểm khác.
Hình ảnh polyp hậu môn
Nguyên nhân gây ra polyp hậu môn
Có một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh như sau:
- Do chế độ ăn uống chưa khoa học: Khi ăn quá nhiều đồ ăn có tính acid là một trong những nguyên nhân là tăng nguy cơ hình thành polyp hậu môn.
- Do di truyền: Nếu bố hoặc mẹ bị polyp hậu môn thì khả năng con cái cũng sẽ bị căn bệnh này. Gen đột biến từ bố mẹ có thể truyền cho con với tỉ lệ di truyền là cân bằng ở nam và nữ. Nguy cơ ác tính của bệnh có tính di truyền là rất cao.
- Do hậu môn bị tổn thương: Khi hậu môn bị tổn thương thường gặp nhất là apxe hậu môn, sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn và mủ từ vết thương đi vào sâu trong hậu môn gây viêm nhiễm và từ đó có thể hình thành polyp hậu môn.
- Nhiễm vi khuẩn lao cũng có khả năng hình thành polyp hậu môn.
- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác khiến hình thành polyp hậu môn ở người bệnh như: Tắc tĩnh mạch hậu môn từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu, không cung cấp đủ được dinh dưỡng cho hậu môn làm hình thành nên polyp; hoặc do tình trạng cong, hẹp ống hậu môn cũng có thể dẫn đến polyp hậu môn.
Khi nắm được nguyên nhân gây ra polyp hậu môn ở người bệnh rồi việc điều trị và phòng ngừa sẽ dễ dàng, triệt để và hiệu quả hơn rất nhiều.
Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Dấu hiệu triệu chứng nhận biết polyp hậu môn
Bệnh polyp hậu môn rất dễ bị nhầm với các bệnh lý thường gặp khác ở trực tràng – hậu môn như trĩ, viêm đại tràng,… do các triệu chứng khá giống nhau ở các bệnh này. Một số triệu chứng để người bệnh nhận biết mình có đang mắc polyp hậu môn không gồm:
- Khó đi đại tiện, do cảm giác đau buốt, bỏng rát trong hậu môn mỗi lần đại tiện.
- Chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, có thể có xuất hiện kèm dịch nhầy, máu thường lẫn vào phân chứ không chảy thành giọt.
- Trường hợp người bệnh bị polyp phân khúc, sẽ xuất hiện khối u mềm và trơn ở khu vực hậu môn.
- Khi polyp to và nhiều sẽ có thể kéo trực tràng sa xuống nhất là khi người bệnh phải vận động mạnh. Khi trực tràng sa xuống hậu môn sẽ có biểu hiện rất giống sa búi trĩ khiến người bệnh nhầm lẫn.
- Khi mắc polyp trực tràng cũng làm sức khỏe người bệnh suy yếu, thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, hay thấy hoa mắt, chóng mặt.
- Ngoài ra có một số triệu chứng đường tiêu hóa khác như đau bụng, có cảm giác khó chịu vùng bụng, tiêu chảy,…
Do các triệu chứng khá tương đồng với trĩ và các bệnh lý đường ruột khác nên nhiều khi khiến người bệnh chủ quan. Cách để xác định và phân biệt polyp hậu môn chính xác nhất là nội soi trực tràng cho người bệnh. Nếu bị bệnh này trên niêm mạc hậu môn người bệnh sẽ xuất hiện các khối u thịt trơn tròn hoặc có dạng giống cây súp lơ màu hồng sáng.
Polyp hậu môn có nguy hiểm không?
Ngoài việc gây ra khó chịu cho người bệnh, khiến sức khỏe ngày một suy giảm, polyp hậu môn nếu không điều trị sẽ có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cho người bệnh và nhiều biến chứng nguy hiểm khác có thể kể đến như:
- Sa trực tràng: Biến chứng này gặp phải khi các khối u phát triển quá nhiều và quá lớn sẽ gây giãn niêm mạc, kéo niêm mạc ruột tách khỏi các cơ và sa xuống. Nhất là khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh sẽ làm nhu động ruột bị kích thích, trực tràng bị sa xuống.
- Hậu môn bị nhiễm trùng: Khi các cuống polyp sa xuống khỏi hậu môn, sẽ tiết dịch tạo môi trường ẩm ướt ở hậu môn cho vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ, gây viêm nhiễm hậu môn.
- Gây ra các vấn đề với đường tiêu hóa: Tiêu biểu nhất là tình trạng táo bón. Khi các polyp phát triển quá nhiều sẽ gây chèn ép, làm giảm không gian trong hậu môn, khiến chất thải bị ứ lại, khó bài tiết ra ngoài từ đó khiến người bệnh gặp các vấn đề đường ruột khác.
- Ung thư trực tràng – hậu môn: Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm khi người bệnh không được điều trị polyp hậu môn kịp thời. Các khối u phát triển to, để lâu sẽ thành mãn tính và chuyển sang giai đoạn ung thư – biến chứng nguy hiểm hàng đầu của polyp hậu môn.
- Thành yếu tố di truyền cho con cái: Như đã nêu ở trên, khi bố hoặc mẹ bị polyp đại tràng nguy cơ cao sẽ di truyền cho con và thường là di truyền ác tính.
Như vậy, tưởng chừng như đơn giản nhưng polyp đại tràng có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả bản thân và thế hệ sau. Vì vậy,khi thấy bất kì dấu hiệu nào của bệnh hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị trước khi bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Polyp hậu môn ở trẻ là là gì? Có nguy hiểm không?
Cũng tương tự như với người lớn, bệnh cũng phổ biến ở trẻ em. Triệu chứng polyp hậu môn ở trẻ em có thể gồm polyp sa khỏi hậu môn, thường xuyên quấy khóc, đau bụng, kém ăn, mệt mỏi, phân lỏng dính máu,…
Nguyên nhân gây polyp từ trẻ có thể là bẩm sinh do cong, hẹp hậu môn, di truyền từ bố mẹ; tĩnh mạch hậu môn bị tắc nên không lưu thông được máu, kém nuôi dưỡng khu vực hậu môn; trẻ bị táo bón lâu ngày; hoặc không được vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn…
Nếu không phát hiện và điều trị dứt điểm kịp thời polyp hậu môn sẽ gây nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngay khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời polyp hậu môn.
Cách phòng ngừa Polyp hậu môn hiệu quả
Cách phòng ngừa polyp hậu môn hiệu quả, đơn giản và an toàn nhất đó chính là thay đổi trong cách ăn uống sinh hoạt hàng ngày khoa học và hợp lý nhất:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau củ, trái cây, những thực phẩm giàu chất xơ để giúp nhuận tràng, làm mềm phân, phòng ngừa táo bón. Nên ăn các thực phẩm tốt cho quá trình tiêu hóa như khoai lang, rau xanh như cải bó xôi hoặc cải xanh,… để hỗ trợ tiêu hóa.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê,… do có thể gây tăng nồng độ acid trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc polyp hậu môn.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể: Tập thể dục thường xuyên không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp phòng chống các bệnh liên quan đến trực tràng – hậu môn trong đó có polyp hậu môn. Bạn có thể chọn những môn thể thao khác nhau như bóng bàn, cầu lông, bơi lội… cũng đều tốt cho sức khỏe.
- Giải tỏa căng thẳng: Luôn giữ cho tâm trí thật thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh. Khi bị stress kéo dài, hệ miễn dịch của cơ thể có thể bị suy yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong đó có bệnh polyp hậu môn.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt một cách khoa học: Không nên thức quá khuya, ngủ không đủ giấc… vì có thể gây rối loạn nội tiết và làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, cần tạo cho mình một thời khóa biểu, một chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức khỏe.
Xem thêm: [Bật mí] 4 Công dụng thần kỳ của gừng trong điều trị bệnh trĩ
Các phương pháp điều trị Polyp hậu môn hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh polyp hậu môn sẽ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nếu người bệnh sớm phát hiện và điều trị dứt điểm ngay từ đầu. Sau đây là 2 phương pháp điều trị polyp hậu môn hiệu quả nhất hiện nay:
Điều trị Polyp hậu môn bằng phương pháp nội khoa
Đây là phương pháp được sử dụng với các trường hợp mắc bệnh nhẹ khi mà kích thước khối polyp vẫn còn bé khoảng dưới 2 cm vẫn còn khu trú và chưa lan rộng. Khi đó người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh để giảm đau, chống viêm nhiễm, cầm máu, giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối polyp. Việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà tránh xảy ra các vấn đề không mong muốn.
Điều trị Polyp hậu môn bằng phương pháp ngoại khoa
Với các trường hợp người bệnh bị polyp nặng, các khối polyp đã phát triển nhiều, kích thước lớn và lan rộng, can thiệp ngoại khoa là cần thiết để có thể điều trị polyp hậu môn một cách có hiệu quả. Với từng trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp ngoại khoa khác nhau. Một số phương pháp ngoại khoa thường được sử dụng hiện nay gồm:
- Nội soi đốt polyp: Phương pháp này được sử dụng khi khối polyp có kích thước nhỏ, bằng việc sử dụng ống nội soi trực tràng hậu môn các bác sĩ sẽ chữa trị bằng cách đốt khối polyp.
- Sử dụng các tia hồng ngoại hoặc laser: Bằng cách tập trung năng lượng từ tia hồng ngoại hoặc laser chiếu trực tiếp vào khối polyp, khối polyp của người bệnh sẽ được cắt bỏ.
- Làm khô khối polyp: Bằng cách tạo phản ứng viêm hóa gây rối loạn chức năng của khối polyp, các tổ chức mô sẽ bị xơ hóa và rụng đi, khối polyp sẽ được loại bỏ.
- Phương pháp đông lạnh: Bằng cách sử dụng Nito lỏng để làm đông lạnh các khối polyp ở nhiệt độ thấp, khi đó các khối polyp sẽ mất khả năng hoạt động để hấp thu dinh dưỡng dẫn đến hoại tử và bị loại bỏ.
Đây là các phương pháp ngoại khoa truyền thống để chữa polyp hậu môn tuy chi phí thấp nhưng lại gây đau đớn cho người bệnh, hơn nữa việc điều trị không được dứt điểm, dễ bị tái phát và có thể dẫn đến biến chứng về lâu dài.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, hiện nay có nhiều công nghệ mới ra đời trong đó có thể kể đến HCPT là một phương pháp hiện đại giúp điều trị polyp hậu môn một cách triệt để nhất và ít biến chứng. Bằng cách sử dụng công nghệ cao, kết hợp với xử lý bằng hệ thống máy tính, HCPT hạn chế xâm lấn tối đa bằng cách sử dụng sóng cao tần để làm đông và thắt các mạch máu đến nuôi dưỡng khối polyp ở nhiệt độ cao. Khối polyp sẽ từ từ được loại bỏ mà không ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh. Người bệnh sẽ được điều trị trong một thời gian tương đối ngắn, ít đau đớn và ít phải chịu biến chứng sau điều trị.
Các bài thuốc nam chữa Polyp hậu môn hiệu quả nhất hiện nay
Ngoài phương pháp sử dụng thuốc tây y, hiện nay cũng có một số bài thuốc nam chữa polyp hậu môn từ cây cỏ thiên nhiên cũng được nhiều người áp dụng để điều trị bệnh này.
Sử dụng rau diếp cá
Đây là một loại cây gia vị rất dễ tìm có tính mát và được sử dụng nhiều để chữa các bệnh liên quan đến hậu môn như trĩ, táo bón và polyp,..
- Ăn sống: Cách làm là chỉ cần thêm rau diếp cá vào mỗi bữa ăn hàng ngày để ăn sống riêng hoặc ăn kèm với cơm. Tuy với nhiều người mùi vị của loại rau này không được hấp dẫn lắm nhưng đây là một cách vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.
- Uống nước diếp cá: Cách thực hiện là rửa sạch, phơi khô rau diếp cá rồi nghiền thành bột mịn. Khi sử dụng chỉ cần hòa với nước nóng để uống. Mỗi lần sử dụng 2 đến 4 gam bột diếp cá, ngày uống 3 lần. Hoặc có thể rửa sạch rồi chắt lấy nước lá tươi để uống thay nước lọc mỗi ngày.
- Đắp hậu môn: Rửa sạch, nghiền nhuyễn rau diếp cá rồi đắp một lượng vừa đủ vào hậu môn, để yên trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Lưu ý trước khi đắp cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối loãng.
Sử dụng lá trầu không
Do có khả năng kháng khuẩn tiêu sưng, trầu không được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị trĩ và polyp hậu môn, giúp làm sạch vết thương.
Để thực hiện cần chuẩn bị lá trấu không rửa sạch, đun cùng với phèn rồi để nguội. Sử dụng nước này để ngâm hậu môn mỗi ngày.
Lưu ý, cần vệ sinh sạch hậu môn trước khi ngâm rửa bằng nước lá trầu không.
Tuy nhiên các phương pháp này chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giảm các triệu chứng chứ không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp này có thể hiệu quả nhất với trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ. Khi sử dụng người bệnh cần kiên trì trong một thời gian dài để thấy rõ nhất hiệu quả. Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng tránh sử dụng sai thuốc gây hậu quả khó lường.
Thông tin liên quan phẫu thuật cắt Polyp hậu môn
Cắt polyp hậu môn là một biện pháp hiệu quả để điều trị polyp hậu môn, tránh sự phát triển của khối polyp gây ra các biến chứng nguy hiểm sau này.
Cắt Polyp hậu môn bao lâu thì khỏi?
Đây là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc khi quyết định điều trị polyp hậu môn.
Tùy vào cơ địa người bệnh, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh mà thời gian khỏi của từng người là khác nhau khi cắt polyp hậu môn.
Nếu mức độ bệnh nhẹ, kích thước khối polyp vẫn còn nhỏ và chưa có biến chứng việc điều trị sẽ rất đơn giản và nhanh chóng khỏi bệnh. Trái ngược với các trường hợp bệnh nặng, vết thương sẽ lớn hơn yêu cầu thời gian khỏi bệnh cũng lâu hơn rất nhiều.
Phương pháp được sử dụng để cắt polyp hậu môn cũng là một yếu tố quyết định đến thời gian khỏi bệnh. Với các phương pháp truyền thống việc điều trị sẽ đau đớn và mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với phương pháp tiên tiến, hiện đại, sử dụng công nghệ cao để điều trị.
Tay nghề của bác sĩ cũng ảnh hưởng đến tiến trình điều trị. Nếu bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, thao tác phẫu thuật sẽ nhanh gọn, chính xác, ít ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, người bệnh sẽ giảm được đau đớn và nhanh chóng bình phục hơn, tránh được các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Thông thường nếu người bệnh có sức khỏe và đề kháng tốt, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý thì sau khoảng 7 – 10 ngày là có thể khỏi bệnh.
Chi phí phẫu thuật cắt Polyp hậu môn giá bao nhiêu?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cắt polyp hậu môn như chi phí thăm khám ban đầu, mức độ bệnh, phương pháp điều trị, cơ sở y tế, tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Trước khi được quyết định cắt polyp hậu môn, người bệnh sẽ được thăm khám tình trạng sức khỏe để xác định tình trạng bệnh. Sau đó tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp cắt khác nhau với mức giá cả khác nhau tương ứng với mức độ bệnh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở y tế sẽ quyết định mức giá khác nhau với chi phí phẫu thuật polyp hậu môn. Phòng khám chất lượng với kỹ thuật tiên tiến chắc chắn sẽ có mức giá cao hơn hẳn so với các phòng khám nhỏ, cơ sở vật chất kém hơn.
Tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng quyết định khá nhiều đến chi phí phẫu thuật. Nếu người bệnh có sức khỏe tốt, khả năng phục hồi sau phẫu thuật sẽ nhanh hơn và ít gặp tình trạng tái phát bệnh giúp giảm chi phí có thể phát sinh thêm.
Như vậy chi phí phẫu thuật cắt polyp hậu môn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên người bệnh không nên tiếc tiền mà chọn những cơ sở kém chất lượng, rất dễ tiền mất tật mang.
Lưu ý khi chăm sóc cơ thể sau khi cắt Polyp hậu môn
Để có thể đảm bảo nhanh chóng hồi phục sau khi cắt polyp hậu môn cũng như tránh gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh cần phải lưu ý chăm sóc cơ thể sau khi phẫu thuật cắt polyp:
Về chế độ ăn uống sau phẫu thuật:
Sau khi cắt polyp hậu môn, cơ thể người bệnh vẫn còn yếu và thường được yêu cầu nhịn ăn trong khoảng 1 – 2 ngày vì thế đây là thời điểm cần sự chăm sóc từ phía người thân trong gia đình bệnh nhân. Sau khoảng 2 giờ người bệnh có thể được uống khoảng 4 đến 5 muỗng canh nước và có thể ăn được cháo hoặc súp sau 3 ngày nếu không có bất cứ biểu hiện bất thường nào.
Nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, có lợi cho hệ thống tiêu hóa. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc giúp phòng ngừa táo bón. Vitamin và khoáng chất có thể bổ sung từ các loại thịt cá, nên ninh nhừ các thực phẩm này để người bệnh có thể dễ hấp thu đủ đạm cho cơ thể.
Sau phẫu thuật, cần tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, khó tiêu hóa. Tránh xa các loại thực phẩm chứa chất kích thích, không sử dụng rượu bia, thuốc lá. Hạn chế ăn đồ ngọt và nước ngọt có ga.
Chế độ ăn uống hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh, nếu có chế độ ăn uống khoa học hợp lý cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục hơn rất nhiều.
Về chế độ sinh hoạt:
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý sau khi phẫu thuật cũng quyết định rất nhiều khả năng phục hồi của người bệnh:
- Sau phẫu thuật không nên vận động nhiều và mạnh, người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để hạn chế làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
- Không nên tập các môn thể thao như tạ, đạp xe hay bơi lội…
- Hạn chế tối đa việc rặn khi đi vệ sinh.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc, không nên ngủ quá muộn vào ban đêm.
- Mặc quần áo rộng rãi, khô thoáng, tránh để cọ xát vào khu vực hậu môn.
- Tránh quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám theo quy định:
Khả năng tái phát sau khi cắt polyp hậu môn là khá cao nếu người bệnh không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý sau phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân sau khi cắt polyp hậu môn nên tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và tái khám định kỳ để tránh polyp có thể tái phát.
Sau phẫu thuật cần liên tục theo dõi người bệnh để kiểm soát quá trình hồi phục. Sau khi đã khỏi hẳn người bệnh cần nội soi định kì 1 – 2 lần mỗi năm hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường xảy ra.
Người bệnh cũng cần sử dụng các thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng các thuốc như aspirin, naproxen, ibuprofen trong khoảng 2 tuần vì có ảnh hưởng đến chức năng máu trong cơ thể.
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà có thể có thêm một số lưu ý khác kèm theo. Vì vậy người bệnh cần tham khảo và tuân thủ tốt chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Địa chỉ điều trị Polyp hậu môn uy tín, chất lượng tại Hà Nội, TpHCM
Hiện nay do nhu cầu của người bệnh nên có hàng loạt phòng khám được mở ra để phục vụ khám chữa bệnh này. Tuy nhiên không phải phòng khám nào cũng đảm bảo về chất lượng của đội ngũ y tế cũng như cơ sở vật chất. Nếu không có lựa chọn sáng suốt người bệnh không những không được chữa khỏi mà thậm chí còn khiến tình trạng bệnh phức tạp thêm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, tiền mất tật mang. Do đó khi muốn điều trị bệnh người bệnh phải tìm hiểu và lựa chọn cho mình cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng nhất. Để yên tâm người bệnh có thể tìm đến các bệnh viện lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, các bệnh viện đều có chuyên khoa giúp hỗ trợ người bệnh giải quyết các bệnh lý tiêu hóa, trực tràng – hậu môn trong đó có polyp hậu môn. Người bệnh khi đến điều trị sẽ đảm bảo được tư vấn bởi đội ngũ y tế có chuyên môn, kinh nghiệm cùng cơ sở chất lượng đạt tiêu chuẩn giúp điều trị một cách hiệu quả, tối ưu nhất.
Như vậy, hy vọng thông qua bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về bệnh polyp hậu môn. Nếu có bất kì dấu hiệu nào của polyp hậu môn, hãy nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời tránh các biến cố đáng tiếc có thể xảy ra!