Hiện nay, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất được quan tâm chú ý. Chính điều này đã trở thành một nguyên nhân khiến cho sức khỏe của con người hiện nay đang bị ảnh hưởng, có thể mắc rất nhiều loại bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy là một trong số đó. Bài viết Co Búi Trĩ sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần biết về triệu chứng này.
Contents
- 1 Đi ngoài ra chất nhầy là bệnh gì?
- 2 Chất nhầy trong phân là gì?
- 3 Nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy trắng – vàng – hồng – đỏ
- 4 Triệu chứng đi kèm khi đi ngoài ra chất nhầy
- 5 Đi ngoài ra chất nhầy trắng – vàng có nguy hiểm không?
- 6 Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng vàng cần đi khám không?
- 7 Cách điều trị đi ngoài ra chất nhầy trắng vàng hiệu quả
- 8 Địa chỉ điều trị đi ngoài ra chất nhầy trắng vàng uy tín tại Hà Nội, TpHCM
Đi ngoài ra chất nhầy là bệnh gì?
Đầu tiên, trong hệ tiêu hóa của con người, các tế bào ở vùng niêm mạc ruột được thay thế và tái tạo liên tục, trong vùng niêm mạc tồn tại một lớp dịch nhầy để bôi trơn hỗ trợ quá trình vận chuyển các chất thải trong hậu môn đi ra bên ngoài một cách dễ dàng hơn. Vì thế bình thường, trong phân cũng sẽ có lẫn một ít chất nhầy nhưng lượng nhỏ và mắt thường sẽ không phát hiện ra.
Tuy nhiên khi mắt có thể nhìn thấy và phát hiện ra lượng chất nhầy đó thì có nghĩa hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: Viêm niêm mạc ruột, nứt kẽ hậu môn, trĩ, tắc ruột, táo bón…
Xem thêm: Cắt trĩ bằng phương pháp PPH có đắt không? Ưu, nhược điểm của phương pháp PPH
Chất nhầy trong phân là gì?
Ở hậu môn, chất nhầy được sản xuất từ màng nhầy của ruột già. Nó đóng vai trò bảo vệ các cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa đồng thời bôi trơn giúp cho việc vận chuyển các chất thải đến hậu môn và đẩy ra bên ngoài được dễ dàng hơn. Vì thế, trong quá trình đi ngoài, phân sẽ lẫn một lượng nhỏ chất nhầy nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy trắng – vàng – hồng – đỏ
Việc đi ngoài ra chất nhầy có thể do các nguyên nhân về thực phẩm bẩn, mất vệ sinh hoặc nhiễm khuẩn gây ra khiến niêm mạc ruột bị tổn thương gây ra hội chứng viêm niêm mạc ruột hoặc do các bệnh lý về đường ruột như bệnh Crohn – một căn bệnh gây viêm loét đường tiêu hóa, ung thư…
Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra chất nhầy cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như:
- Táo bón kéo dài: Khi bệnh nhân mắc chứng táo bón trong một thời gian kéo dài và không điều trị khỏi có thể khiến niêm mạc của ruột bị tổn thương và gây nên tình trạng đi ngoài ra chất nhầy
- Chứng không hấp thụ lactose: Những người mắc hội chứng không hấp thụ được lactose nếu ăn các loại hạt, uống sữa bò… có thể gây ra triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy
- Viêm loét đại tràng: hội chứng gây ra bởi các tổn thương trên đại tràng
- Hội chứng ruột kích thích: TÌnh trạng ruột bị kích thích khiến các chất nhầy được tiết ra nhiều hơn.
- Bệnh trĩ: Đi ngoài ra chất nhầy được coi là một dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ – căn bệnh rất phổ biến hiện nay do các tĩnh mạch ở các hậu môn giãn nở quá mức gây nên.
- Ung thư hậu môn trực tràng: Khi mắc căn bệnh nguy hiểm này, người bệnh sẽ gặp tình trạng đi ngoài ra chất nhầy trong một thời gian ngắn và tự biến mất. Rò hậu môn: Tình trạng các tuyến hậu môn bị tắc và tạo ra các áp xe trên khu vực hậu môn. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như ngứa ngáy hoặc đau rát hậu môn, chất nhầy có mùi hôi, khó chịu.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Căn bệnh gây ra bởi sự tấn công của các vi khuẩn có hại khiến người bệnh đi đại tiện ra chất thải có kèm chất nhầy màu trắng hoặc màu trắng đục.
Ngoài nguyên nhân là các căn bệnh gây ra thì triệu chứng này cũng có thể xảy ra do các tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tiêu chảy, thuốc xạ trị,….
Xem thêm: Đi ngoài có mùi tanh là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân?
Triệu chứng đi kèm khi đi ngoài ra chất nhầy
Việc đi ngoài ra chất nhầy như đã nói ở trên có thể do một số căn bệnh gây ra, vì vậy sẽ có một số triệu chứng đi kèm theo, tùy thuộc vào bệnh mắc phải có thể sẽ có chất nhầy với các màu sắc khác nhau như:
- Đi ngoài ra chất nhầy vàng: Thông thường đây là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, nhiễm khuẩn, nứt kẽ hậu môn… Ngoài ra, việc đi ngoài ra chất nhầy màu vàng cũng là một trong những triệu chứng của căn bệnh viêm ruột non. Khi mắc bệnh này, các niêm mạc trên đường ruột bị tổn thương khiến tuyến tiết trên niêm mạc ruột tăng cường tiết dịch nhầy, dịch nhầy sẽ theo phân đi ra ngoài.
- Đi ngoài ra chất nhầy trắng đục: Đây là dấu hiệu khá điển hình của bệnh trĩ,đi kèm theo việc đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục thì bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể cảm nhận được sự ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau rát ở vùng hậu môn,phân có lẫn máu… Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư vùng hậu môn trực tràng. Khi mắc bệnh này ngoài dấu hiệu đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, người bệnh còn có thể nhận biết qua hình dạng của chất thải: phân của bệnh nhân sẽ có hình dáng dẹt, màu trắng đục. Đi ngoài ra chất nhầy trắng đục cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như rò hậu môn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…
- Đi ngoài ra máu và chất nhầy (đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ): Nếu bạn đang bị táo bón lâu ngày mà chưa được điều trị khỏi thì có thể sẽ khiến bạn đi ngoài ra máu và chất nhầy bởi lúc này niêm mạc ruột của bạn đã bị tổn thương sẽ chất nhầy được tiết ra nhiều hơn đồng thời phân cứng khi được đẩy ra ngoài sẽ ma sát với thành ruột gây đau rát đồng thời gây chảy máu khiến xuất hiện hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ. Ngoài ra, nếu trong chất thải có lẫn máu thì bạn nên theo dõi kĩ các dấu hiệu như đau rát vùng hậu môn sau khi đi ngoài, thì nên tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám xem mình có bị trĩ hay không bởi vì đây là các dấu hiệu khá phổ biến của bệnh trĩ. Một căn bệnh cũng xuất hiện dấu hiệu này đó là nứt kẽ hậu môn – căn bệnh được hiểu là một vết rách ở lớp lót của khu vực trực tràng, triệu chứng đi kèm của hội chứng này là cảm giác đau đớn cho người bệnh.
- Đi ngoài ra chất nhầy màu nâu: Đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể của bạn đang ở trong tình trạng mất nước. Khi cơ thể ở trong tình trạng này sẽ xuất hiện các triệu chứng sức khỏe suy giảm, cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, người mất sức và chất nhầy được tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, có thể cơ thể bạn đang hấp thụ các chất béo không đúng cách hoặc bạn đang mắc phải các căn bệnh ở tuyến tụy trong giai đoạn mãn tính
- Đi ngoài ra chất nhầy và bọt: Đối với cơ thể khi xuất hiện triệu chứng này, bạn cần phải theo dõi xem có các triệu chứng khác đi kèm như: đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, thi thoảng xuất hiện triệu chứng của táo bón,.. Nếu có, có thể bạn đã bị viêm đại tràng. Trong trường hợp đó, vui lòng tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý, kịp thời.
Xem thêm: Đau rát hậu môn là bệnh gì? Làm thế nào để hết đau rát hậu môn?
Đi ngoài ra chất nhầy trắng – vàng có nguy hiểm không?
Bạn có đang lo lắng rằng vậy khi có triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy liệu có nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của bạn hay không? Hãy theo dõi phần dưới đây, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp mối lo đó cho bạn
Bé đi ngoài ra chất nhầy có nguy hiểm không?
- Cũng giống như người lớn, việc trẻ em đi ngoài ra chất nhầy cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ đang gặp phải một số vấn đề. Tuy nhiên, đối với trẻ con khi hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện thì các căn bệnh của trẻ mắc phải có thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ hơn so với người lớn. Nên bạn cần xác định các yếu tố cũng như triệu chứng đi kèm của tình trạng bé đi ngoài ra chất nhầy để có thể có phương hướng cho trẻ đến cơ sở y tế nếu cảm thấy cần thiết. Đó có thể là sự cảnh báo đối với một số cơ quan khác trong cơ thể bé.
- Nếu có tình trạng phân nhầy, to bất thường và có mùi hôi khó chịu thì có thể trẻ gặp chứng:
Phân mỡ, điều đó cho thấy trẻ đang gặp một vài vấn đề đối với các cơ quan: ở gan – khi đó trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như vàng da, mệt mỏi,..
Phân nhạt màu: ở tuyến tụy – cho thấy trẻ đang hấp thụ lượng chất béo không đúng cách và lúc đó phân cũng sẽ trở nên nhạt màu; nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy – các dấu hiệu phổ biến đi kèm theo như phân nhầy và có máu, trẻ sốt cao, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đó cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh như tiêu chảy – một số dấu hiệu đi kèm của căn bệnh này như trẻ hay khóc, quấy rối và kén ăn hơn, tiểu tiện chảy giảm
Ngoài ra, đó có thể là dị ứng và thay đổi chế độ ăn uống – tuy nhiên dấu hiệu này không quá phổ biến, và cũng như người lớn có thể trẻ đi phân nhầy do táo bón…
Dù vì bất cứ nguyên nhân dù bạn cũng nên theo dõi trẻ cẩn thận, nếu có đi kèm các triệu chứng như: chảy máu nhiều và máu lẫn trong phân, hiện tượng phân lẫn máu diễn ra trong một thời gian ngắn rồi lại ngừng sau đó lại xuất hiện, trẻ quấy khóc, đau đớn, mệt mỏi và không ăn, trẻ gặp tình trạng mất nước, trẻ dưới 3 tuổi đặc biệt là khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy … thì vui lòng đưa trẻ đến các bệnh viện để bác sĩ có thể kịp thời thăm khám và có hướng điều trị phù hợp bởi vì những hệ lụy của các bệnh gây ra triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy là khá nghiêm trọng.
Đầu tiên, nó sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sau này của trẻ. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, để tình trạng bỏ ăn, sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé đồng thời khiến trẻ phát triển chậm và trong trường hợp tồi tệ nhất, tình trạng này có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ.
Vì vậy, khi trẻ bị đi ngoài ra chất nhầy hoặc nếu có dấu hiệu bất thường nào dù là nhỏ nhất hãy chủ động đưa trẻ tới các bệnh viện để kiểm tra và có hướng điều trị tốt nhất nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu sau này đối với sức khỏe của trẻ.
Người lớn đi ngoài ra chất nhầy vàng có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, vốn dĩ một cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ có một lượng nhỏ chất nhầy kèm theo trong phân trong quá trình đi đại tiện. Tuy nhiên, lượng chất nhầy này rất ít và không thể phát hiện bằng mắt thường.
Nếu lượng chất nhầy đủ nhiều và có thể phát hiện bằng mắt thường thì có lẽ đó là một dấu hiệu của một vài loại bệnh mà bạn cần biết. Người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng thường là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm loét đại tràng, tắc ruột, nứt kẽ hậu môn…
Thông thường, dấu hiệu đi ngoài ra chất nhầy màu vàng không quá nguy hiểm đối với tính mạng và sức khỏe của người bệnh tuy nhiên nếu triệu chứng đó đi kèm với một số triệu chứng khác như: đau chướng bụng, tiêu chảy, trong phân lẫn máu hoặc mủ, đau bụng dưới, chuột rút, phân có hình dáng bẹt…thì bạn nên đến ngay các bệnh viện để bác sĩ thăm khám, tìm ra bệnh và có hướng điều trị kịp thời cho bạn để có thể hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau này của bạn.
Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng vàng cần đi khám không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng vàng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh như hội chứng ruột kích thích, tắc ruột.. nhưng cũng có thể là dấu hiệu của loại bệnh nghiêm trọng như ung thư vùng hậu môn trực tràng.
Vì vậy, khi có dấu hiệu đi ngoài ra chất nhầy màu trắng vàng, bạn hãy chú ý theo dõi kĩ xem cơ thể có dấu hiệu nào bất thường nữa hay không, nếu có bạn hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời còn nếu không xuất hiện triệu chứng nào bất thường khác, bạn cũng không được chủ quan nếu có điều kiện hãy tới ngay các bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị về đường tiêu hóa khi không có sự kê toa hay đồng ý của bác sĩ.
Cách điều trị đi ngoài ra chất nhầy trắng vàng hiệu quả
Khi phát hiện ra triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy trắng vàng, hướng giải quyết tốt nhất là tới các bệnh viện để các bác sĩ thăm khám. Tại đó, tùy vào tình hình sức khỏe và diễn biến bệnh tật của bạn các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Để bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm và được điều trị khỏi, ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã vạch ra cho bạn thì bạn cần tạo cho bản thân một lối sống, một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
- Bạn nên uống nhiều nước: Người bệnh cần uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngoài hoặc cấp nước cho cơ thể thông qua việc ăn các loại trái cây để giúp cơ thể có đủ nước, hoạt động tiêu hóa cũng từ đó mà diễn ra trơn tru, dễ dàng hơn. Việc uống đủ nước cũng khiến cải thiện tình trạng đi ngoài ra chất nhầy khá hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều chất xơ hơn: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tốt các tình trạng bệnh tật đặc biệt là chứng táo bón. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với việc bạn chỉ ăn các loại thực phẩm chứa chất xơ mà không nạp các loại thực phẩm có protein, tinh bột hay chất béo khác. Để cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng lành bệnh, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng giữa lượng chất xơ và các dưỡng chất khác có trong bữa ăn.
- Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm lợi khuẩn, kháng viêm: Một vài loại thực phẩm có chứa các lợi khuẩn tốt cho đường ruột và có chức năng kháng viêm mà bạn nên ăn là sữa chua, các loại quả mọng, súp lơ…
- Thực hiện các bài tập thể dục, thường xuyên vận động: Dù cơ thể bạn có đang bị bệnh hay không bạn cũng nên cố gắng tập thể dục, chơi thể thao hoặc vận động nhẹ nhàng thay vì cứ nằm hoặc ngồi yên một chỗ. Để cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn bạn cần thường xuyên vận động, tập thể dục.
Tất cả các yếu tố kể trên sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong hiệu quả điều trị bệnh tật của bạn và tất nhiên để có thể nhanh chóng khỏi bệnh bạn còn cần tuân thủ hoàn toàn các phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra cho bạn.
Địa chỉ điều trị đi ngoài ra chất nhầy trắng vàng uy tín tại Hà Nội, TpHCM
Các địa chỉ điều trị đi ngoài ra chất nhầy trắng vàng uy tín tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể lựa chọn đến như:
- Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức (40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Khoa Ngoại Tổng Hợp Bệnh Viện Bạch Mai (Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
- Bệnh Viện Quân Đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc dân tộc (31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội)
- Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh).
- Bệnh Viện Bình Dân (326 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh)
Và một số chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện khác trên địa bàn thành phố
Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết về triệu chứng đi ngoài ra máu mà chúng tôi đã gửi đến bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn hết sức có thể.