Đại tiện là một trong những nhu cầu sinh lý cần thiết của cơ thể. Hiện nay số người gặp phải vấn đề về đại tiện là rất nhiều. Có những người khó đi đại tiện, cũng có nhiều người bi tiêu chảy hay đại tiện có những mùi khó chịu, hôi tanh. Việc gặp phải vấn đề hôi tanh trong đại tiện là rất nguy hiểm. Nếu ai gặp phải tình trạng đi ngoài có mùi tanh thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của Co Búi Trĩ.
Contents
- 1 Đi ngoài có mùi tanh là hiện tượng gì?
- 2 Nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài ra mùi tanh
- 3 Đi ngoài có mùi tanh có nguy hiểm không?
- 4 Bé đi ngoài ra nước có mùi tanh có sao không?
- 5 Người lớn đi ngoài ra máu có mùi tanh có sao không?
- 6 Đi ngoài có mùi tanh liên quan đến bệnh gì?
- 7 Cách điều trị đi ngoài ra mùi tanh bằng phương pháp dân gian
- 8 Chế độ sinh hoạt cải thiện tình trạng đi ngoài có mùi tanh
- 9 Đi ngoài có mùi tanh nên và không nên ăn gì?
- 10 Địa chỉ điều trị đi ngoài ra mùi tanh uy tín tại Hà Nội, TpHCM
Đi ngoài có mùi tanh là hiện tượng gì?
Hiện tượng đi ngoài có mùi tanh là hiện tượng của nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, rối loạn hấp thu hoặc là ngộ độc thực phẩm.
Ở người bình thường trong hệ tiêu hóa luôn tồn tại hai loại vi khuẩn chính là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh và cơ thể bình thường thì hai loại này cân bằng động với nhau.
Nếu khi cơ thể có những thực phẩm, những chất không an toàn thì hoạt động của các vi khuẩn có động lực mạnh sẽ nhanh chóng xâm nhập tổn thương đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc ruột gây rối loạn hấp thu dẫn đến tiêu chảy, tạo mùi khó chịu của mùi phân.
Nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài ra mùi tanh
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng đi ngoài có mùi tanh. Nhưng thường chúng ta có một số nguyên nhân chúng ta hay gặp nhất chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa không do bệnh lý hoặc như lạm dụng quá nhiều kháng sinh, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm,….
Xem thêm: [Mẹo dân gian] 5 Cách chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu đơn giản tại nhà
Rối loạn tiêu hóa không do bệnh lý
Có thể do chế độ ăn uống không khoa học đặc biệt khi hàm lượng đường trong khẩu phần ăn quá cao nhất là ở trẻ nhỏ dẫn đến không tiêu hóa được gây ra rối hoạt động tiêu hóa bất thường hoặc do thay đổi chế độ ăn uống chẳng hạn như một số trẻ nhỏ bắt đầu ăn dặm không tiêu hóa được tinh bột do nấu chưa kỹ hoặc lượng tinh bột quá nhiều.
Biểu hiện phân do tình trạng này là:
- Trong phân có bọt, phân nát không thành khuôn
- Phân có mùi hôi tanh khó ngửi có thể còn có cả những thành phần chưa được tiêu hóa hết.
Lạm dụng quá nhiều kháng sinh
Hiện nay kháng sinh đã có mặt ở rất nhiều nơi nên để có được kháng sinh trên thị trường Việt Nam là vô cùng dễ dàng dẫn đến nhiều tình trạng lạm dụng, không tuân theo chỉ định bác sĩ, dùng kháng sinh bừa bãi không đúng quy định, liều lượng từ đó mà làm ảnh hưởng đường tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Dẫn đến tình trạng phân lúc rắn lúc lỏng, một số nhão và nát.
Ngộ độc thực phẩm
Ăn phải thực phẩm không đảm bảo, quặn bụng, đi phân lỏng, rất hôi gây hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường ruột.
Đi ngoài có mùi tanh có nguy hiểm không?
Đại tiện có mùi tanh đi kèm những triệu chứng bất thường sẽ khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi, mất tập trung. Và nếu vẫn cứ đại tiện mùi tanh, phân dạng lỏng kéo dài nhiều ngày thì rất có thể dẫn đến tình trạng mất nước, suy kiệt thể lực, da xanh xao.Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc, sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe của chính bệnh nhân.
Bé đi ngoài ra nước có mùi tanh có sao không?
Việc theo dõi tình trạng sức khỏe qua phân là một trong những phương pháp theo dõi sức khỏe tốt cho trẻ đặc biệt là những trẻ sơ sinh. Qua việc theo dõi đó nhiều cha mẹ cũng vô cùng lo lắng và không biết cách rõ nguyên nhân và cách xử lí khi thấy phân trẻ có mùi tanh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ em đi ngoài có mùi tanh là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là:
- Bình thường hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì hai hệ vi khuẩn sẽ cân bằng nhưng nếu trẻ ăn phải những đồ ăn ôi thiu, nhiễm hóa chất, hay những đồ ăn không hợp vệ sinh,… thì vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa sẽ phát triển mạnh mẽ hơn gây tổn thương hệ tiêu hóa. Cơ thể trở nên rối loạn hấp thu dẫn tới tiêu chảy, đi ngoài có mùi tanh.
Việc nhiễm khuẩn nếu chỉ ở mức độ nhẹ thì trẻ chỉ cần đi ngoài 1 – 2 lần thì cơ thể sẽ trở lại bình thường, nhưng nếu bị nhiễm khuẩn quá nặng sẽ có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm, niêm mạc ruột bị tổn thương và khi đi ngoài thì không chỉ có mùi tanh kèm theo mà phân của trẻ còn nát không thành phân, đôi khi còn có cả những thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
- Ngoài do đường ăn uống trực tiếp từ mẹ thì trẻ cũng có thể bị mất cân bằng hệ vi sinh ở đường ruột do người mẹ sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định. Qua việc sử dụng sữa từ người mẹ nên phân cũng có thể lúc lỏng, lúc rắn kèm mùi tanh thậm chí cả sự thay đổi về màu sắc phân. Vì vậy cần điều chỉnh ngay nguồn sữa của trẻ, thay đổi liều dùng và cách dùng kháng sinh của mẹ.
- Hoặc nó còn do những nguyên nhân bệnh lý. Là một trong những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường ruột, viêm đại tràng,… những trường hợp này là không mấy phổ biến ở trẻ nhỏ.
Người lớn đi ngoài ra máu có mùi tanh có sao không?
Ngoài những nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, hay sử dụng kháng sinh như trẻ em thì việc đi ngoài ra máu có mùi tanh ở người lớn còn là dấu hiệu của một số bệnh như trĩ, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn,… Nếu để tình trạng bệnh lý như vậy kéo dài có thể dẫn đến ung thư trực tràng, đại tràng, nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong, ảnh hưởng đến tính mạng.
Xem thêm: Top 3 cách sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ đơn giản mà đem lại hiệu quả cao
Đi ngoài có mùi tanh liên quan đến bệnh gì?
Ngoài việc ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt, ảnh hưởng đường tiêu hóa thì việc đi ngoài bất thường như vậy còn có thể ảnh hưởng, cảnh báo một số bệnh lý như:
- Bệnh trĩ: Các búi trĩ do đám rối t0ĩnh mạch gây ra có thể gây ra trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp,….Nếu không được điều trị thì có thể gây ra tắc búi trĩ,… gây ảnh hưởng đến trực tràng
- Apxe hậu môn, rò rỉ hậu môn: Gây viêm nhiễm hậu môn, xung quanh hậu môn gây sưng tấy,.. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây hoại tử, rò hậu môn, viêm nang lông, nặng hơn là có thể dẫn đến ung thư trực tràng.
Cách điều trị đi ngoài ra mùi tanh bằng phương pháp dân gian
Chữa đi ngoài có mùi tanh bằng lá thiên lý
Lá thiên lý là loại lá phổ biến và dễ kiếm. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm hàng ngày nó còn có khả năng giảm mùi tanh khi đi ngoài
Lá thiên lý có tác dụng giải nhiệt, bồi bổ cơ thể, gây tê tại chỗ, an thần, giảm đau đớn hậu môn,…
Chúng ta có nhiều cách để sử dụng chẳng hạn như:
Cách 1: Lấy 100gr lá thiên lý non đem đi rửa sạch rồi giã nát với 5 gram muối, thêm vào 30ml nước đun sôi để nguội rồi khuấy đều.Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
Cách 2: Lấy 100g lá thiên lý non như cách trên đem nấu canh. Sử dụng 3 – 4 chén/ ngày giúp giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị.
Rau diếp cá chữa đi ngoài có mùi tanh
Rau diếp cá là một loại thảo dược ngoài việc cung cấp dinh dưỡng nó còn có thể điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa (Đặc biệt là trĩ). Một trong những cách sử dụng rau diếp cá hiệu quả là dùng bằng đường uống:
Rửa sạch rau diếp cá, để ráo nước. Sau đó đem đi giã, vắt lấy nước, có thể thêm muối cho bớt tanh. Uống liên tục khoảng 3 tháng, mỗi ngày 50 – 100m/ngày.
Chế độ sinh hoạt cải thiện tình trạng đi ngoài có mùi tanh
Như vậy đi ngoài có mùi tanh đã để ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân. Nhưng ngoài việc điều trị bằng những phương pháp đặc hiệu chúng ta cũng có thể cải thiện bằng những chế độ sinh hoạt hằng ngày để việc điều trị triệt để hơn nữa.
- Điều chỉnh chính chế độ ăn uống của mình để được hợp lí và vệ sinh. Ăn chín uống sôi, không được ăn những món ăn thiếu vệ sinh như các món gỏi, món tái.
- Chia nhỏ những bữa ăn trong ngày của mình để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng đại tiện mùi tanh hoặc phân sống.
- Sử dụng chủ yếu những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Bổ sung thực phẩm tinh bột để dễ tiêu hóa hơn.
Xem thêm: [Mẹo dân gian] Vừng đen chữa bệnh Trĩ hiệu quả đến khó tin
Đi ngoài có mùi tanh nên và không nên ăn gì?
Khi bị đi ngoài có mùi tanh thì bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, thực đơn hàng ngày của mình. Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm như:
- Thực phẩm có nhiệt lượng cao như cháo, khoai tây, khoai lang, bột ngũ cốc,… những nhóm thực phẩm giàu tinh bột để dễ tiêu hóa.
- Thịt gà cũng là một trong những món ăn cần bổ sung bởi khi đi ngoài chúng ta đã mất đi một lượng protein khá lớn kèm theo những chất dinh dưỡng.
Trong thịt gà có nhiều loại dinh dưỡng đặc biệt là đạm mà thịt gà còn dễ chế biến thành những loại món ăn khác nhau để cải thiện sức khỏe, đẩy lùi đi những triệu chứng khó chịu.
- Sữa chua là một trong những sản phẩm hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa bởi trong chúng chứa rất nhiều probiotic – vi sinh vật có lợi cho đường ruột, tấn công các yếu tố gây hại làm hệ sinh vật trong đường ruột cân bằng
- Cháo và nước gạo rang cũng là những sản phẩm bổ sung nhiều năng lượng mà không cần dạ dày phải co bóp nhiều.
- Nước trái cây có nhiều các vitamin, khoáng chất giúp mau chóng hồi phục sức khỏe.
- Bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng suy thận do sự mất nước của cơ thể khi đi ngoài.
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt chúng ta cũng nên tránh, hạn chế những món ăn như:
- Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào. Bởi những dạng thức ăn này khi qua đường tiêu hóa thì rất khó tiêu làm cho tình trạng đại tiện có mùi tanh của chúng ta ngày càng nghiêm trọng.
- Không ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như rau sống, tiết canh, lòng lợn, những món gỏi, món tái, những sản phẩm chế biến sẵn.
- Rượu, bia, nước giải khát có gas. Tuy chúng không gây ra tiêu chảy mùi tanh nhưng cũng không nên sử dụng chúng.
Địa chỉ điều trị đi ngoài ra mùi tanh uy tín tại Hà Nội, TpHCM
Đi ngoài có mùi tanh nên khám ở đâu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn là câu hỏi mà nhiều người đang tìm câu trả lời tin cậy. Và để thăm khám và điều trị thì chúng ta cần đến khoa Hậu môn – trực tràng hoặc khoa Tiêu hóa để thăm khám. Trong bài này vinhloi sẽ đưa ra một số địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể tin cậy khi thăm khám và điều trị ở đó.
Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Việt Đức – số 16- 18 Phú Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Phòng khám đa khoa quốc tế cộng đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Phòng khám số 1 – Đại học Y Hà Nội tại nhà A5 số 1, Tôn Thất Tùng, Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ Rẫy tại 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh – 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Trên đây là một số địa chỉ uy tín ngoài ra chúng ta có thể tìm những cơ sở uy tín khác trên địa bàn dân cư của chúng ta.