Lá lốt là một loại cây vô cùng quen thuộc đối với người Việt. Bên cạnh việc sử dụng để làm món ăn, lá lốt còn là một dược liệu có tác dụng giảm đau, khó tiêu, đầy hơi… và đặc biệt, lá lốt còn được sử dụng để điều trị bệnh trĩ. Dưới đây, hãy cùng Cobutri tìm hiểu về lá lốt chữa bệnh trĩ.
Contents
Thông tin về lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là piper sarmentosum, là loại cây thân thảo sống lâu, thường mọc nơi có đất ẩm ướt. Lá có mùi thơm đặc trưng, hình tim, mọc so le. Cuống lá hơi có bẹ, mùi thơm đặc trưng. Hoa mọc thành từng cụm ở nách lá, quả rất mọng và có chứa từ 1 đến 2 hạt.
Lá lốt rất dễ trồng nên thường có mặt ở hầu hết các vùng trên nước ta. Ngoài công dụng làm các món ăn, lá lốt còn rất nhiều công dụng chữa bệnh khác như trĩ, tiêu chảy ở trẻ nhỏ, bệnh gout, mụn nhọt…
Thành phần
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị hơi cay nồng, thuộc tính ấm, có tác dụng trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy, giải độc, khó tiêu, cảm lạnh,….
Theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa các thành phần dinh dưỡng: protein, canxi, chất xơ, vitamin C, kali và sắt. Những thành phần này rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt còn giúp điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả.
Xem thêm: 7 Cách chữa bệnh Trĩ từ Nha Đam (Lô Hội) đơn giản và hiệu quả tại nhà
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt có rất nhiều và dưới đây là một số phương pháp được mọi người áp dụng cho kết quả hiệu quả và an toàn nhất.
Ngâm rửa và xông lá lốt
Việc xông hơi và ngâm rửa lá lốt có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, giúp tiêu diệt vi khuẩn và các loại nấm đang kí sinh ở hậu môn. Biện pháp này rất thích hợp cho những người không có nhiều thời gian. Sau đây là quy trình thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá lốt tươi đã rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho vào ấm, thêm khoảng 2 lít nước. Đun sôi 2-3 phút thì tắt bếp.
- Trước khi thực hiện xông hơi, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn với nước sạch. Sau đó bắt đầu xông hơi trong khoảng 10 phút. Sau khi nước nguội bạn có thể lấy nước xông để rửa lại vùng hậu môn.
Nên thực hiện 1 đến 2 lần một ngày và thực hiện đều đặn thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Hoa Hòe trong điều trị bệnh trĩ: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt kết hợp với nghệ
Ngoài việc làm gia vị trong nấu ăn, nghệ còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi các tổn thương rất hiệu quả, làm bền thành mạch giúp co búi trĩ. Đặc biệt, nghệ còn có tác dụng chống viêm, tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây hại.
Bởi vậy khi kết hợp nghệ và lá lốt sẽ tăng tác dụng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn rất nhiều.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá lốt, 1 củ nghệ tươi.
- Đem rửa sạch sau đó thái nghệ thành từng miếng mỏng.
- Cho lá lốt cùng nghệ vào ấm, thêm khoảng 2 lít nước
- Đem đun sôi khoảng 5-10 phút thì tắt bếp.
- Thực hiện xông hậu môn trong khoảng 10 phút , sau đó dùng nước xông rửa lại hậu môn.
Thực hiện biện pháp này 1 đến 2 lần một ngày. Nên thực hiện đều đặn và thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.
Chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu và lá lốt
Ngải cứu và lá lốt đều dùng để chế biến món ăn và có tác dụng điều trị bệnh. Trong ngải cứu chứa các hoạt chất giúp ức chế virus và vi khuẩn. Việc kết hợp ngải cứu và lá lốt giúp điều trị bệnh trĩ rất tốt, giúp làm giảm các triệu chứng của trĩ, cầm máu, giúp búi trĩ co nhỏ lại.
Cách tiến hành:
- Đem 1 nắm lá lốt và 1 nắm ngải cứu rửa sạch, ngâm với nước muối để loại sạch vi khuẩn, để ráo nước.
- Cho vào ấm, thêm khoảng 2 lít nước, sau đó đun sôi.
- Thực hiện vệ sinh hậu môn trước khi tiến hành. Đổ nước đã đun ra chậu, hòa thêm nước cho đỡ nóng. Sau đó ngâm rửa hậu môn khoảng 10 phút.
Bạn nên thực hiện biện pháp này 1-2 lần một ngày và thực hiện đều đặn để có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: [ Bật mí ] Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh an toàn và hiệu quả tại nhà
Đánh giá hiệu quả chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Trong điều trị bệnh trĩ, lá lốt giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát và sưng ở niêm mạc trực tràng. Đặc biệt, khi thường xuyên sử dụng lá lốt để ngâm rửa vùng hậu môn mỗi lần đi vệ sinh sẽ giúp cầm máu búi trĩ trong thời gian ngắn.
Các công trình nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh hoạt chất Piperine có trong lá lốt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp phục hồi các tổn thương ở niêm mạc do trĩ gây nên. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng ứ huyết ở tĩnh mạch, giảm kích cỡ của búi trĩ.
Lưu ý khi sử dụng lá lốt trong điều trị bệnh trĩ
Lá lốt được rất nhiều người sử dụng để điều trị bệnh trĩ và cho phản hồi hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện biện pháp sử dụng lá lốt trong điều trị bệnh trĩ.
- Một số biện pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt vẫn chưa được chứng minh an toàn, vì thế bạn nên cân nhắc hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
- Không nên giã nát lá lốt để đắp hoặc thoa nước cốt lên vùng hậu môn vì có thể chúng sẽ gây kích ứng, nóng rát.
- Phải đảm bảo lá lốt và vùng hậu môn được vệ sinh và rửa sạch trước khi thực hiện.
- Nếu trong quá trình sử dụng, phát hiện bất kỳ dấu hiệu kích ứng khác thường, phải dừng ngay và đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
- Biện pháp này không áp dụng cho bệnh trĩ nặng.
- Đây chỉ là biện pháp hỗ trợ trong việc điều trị, không có tác dụng chữa bệnh thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Cần kiên trì và áp dụng đều đặn để có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một số phương pháp điều trị bệnh trĩ từ lá lốt cho hiệu quả tốt và một số lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Chúc các bạn mau khỏi bệnh!