Hình ảnh cây Hòe

Hoa Hòe trong điều trị bệnh trĩ: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Hoa hòe là một trong những loài hoa đẹp và rất quen thuộc ở mọi miền trên nước ta. Đặc biệt, hoa hòe điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả còn là một loại thảo dược có tác dụng. Điều trị bệnh trĩ bằng hoa hòe là biện pháp được áp dụng nhiều và rất dễ thực hiện ngay tại nhà. Bài viết của Cobuitri sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng hoa hòe chữa bệnh trĩ.

Hoa hòe hay gọi là hòe hoa là dược liệu gì?

Nụ hoa cây Hòe
Nụ hoa cây Hòe

Hoa hòe (tên khoa học là: Styphnolobium japonicum, thuộc họ: Fabaceae) hay còn được gọi là hòe hoa, hòe mễ thán, hòe thực…. là dược liệu được sử dụng phổ biến có trong các vị thuốc.

Hoa hòe là dược liệu có hình trứng, đầu nụ hơi nhọn, có chiều dài khoảng 3mm – 6mm, và có màu vàng xám. Đài hoa có màu xanh, hình giống cái chuông, phía trên đài có các răng lông ôm lấy phần nụ. Khi nở, hoa có màu vàng.

Theo đông y, hoa hòe là dược liệu có mùi thơm đặc trưng tính hơi hàn, vị đắng. Quy vào 2 kinh can, đại tràng nên có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, và thanh nhiệt. chính vì vậy, hoa hòe dùng để chữa một số bệnh như đi ngoài ra máu, táo bón và đặc biệt là bệnh trĩ. Các bộ phận ở hoa hòe được sử dụng làm thuốc như: Nụ hoa, quả hòe, hoa hòe đã nở.

Thành phần có trong hoa hòe?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong hoa hòe có chứa các thành phần sau:

+ Trong vỏ quả chứa khoảng 10,5% flavonoid toàn phần, và một vài dẫn xuất khác như rutin có 4,3%, genistein, kaempferol, glucosid C, genistein, sophoricosid, sophorabiosid.

+ Trong hoa hòe có chứa flavonoid và có khoảng 6-30% là rutin (rutozit).  Ngoài ra còn có sophoradiol, sophorin A, B và sophorin C, bertulin.

+ Trong hạt có chứa 1,75% flavonoid, trong đó rutin chứa 0,5%, một số alcaloid, N-methyl cytisin, cytisin, matrin, sophocarmin. Ngoài ra có khoảng 8- 24% là chất béo và galactomanan.

Thường được trồng ở đâu?

Hoa hòe mọc hoang và được trồng rất nhiều ở các vùng nông thôn nước ta. Chúng được trồng nhiều ở một số tỉnh như Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An và một số các tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên.

Công dụng điều trị trĩ của hoa hòe

Công dụng của hoa Hòe
Công dụng của hoa Hòe

Khi nghiên cứu các hoạt chất có trong hoa hòe, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hoạt chất có tên là rutin có tác dụng rất tốt đối với người bị trĩ. Ngoài ra, còn có các thành phần khác như sophoradiol, quercetin cũng có tác dụng đối với  người mắc bệnh trĩ như :

– Làm tăng sức bền thành mạch.

– Đề phòng sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm bên cạnh ống hậu môn trực tràng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành trĩ.

– Ngăn ngừa nguy cơ gây sa búi trĩ.

– Giúp kháng khuẩn, giảm đau và tiêu viêm.

– Giúp cầm máu trong một số trường hợp trĩ ra máu.

– Ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp cho bệnh nhân dễ dàng đi ngoài hơn, làm giảm tình trạng đau và gây sa búi trĩ.

Cách dùng của hoa hòe?

Hoa hòe là dược liệu từ thiên nhiên nên rất an toàn khi dùng thông qua đường miệng vào cơ thể lẫn đường ngoài da. Sau đây là một số các bài thuốc chữa bệnh trĩ từ hoa hòe:

Trị bệnh trĩ bằng thuốc sắc từ hoa hòe

Sắc thuốc từ hoa Hòe
Sắc thuốc từ hoa Hòe

Hoa hòe có chứa nhiều hoạt chất giúp chữa bệnh trĩ, vì vậy sử dụng hoa hòe để sắc thuốc uống sẽ giúp bệnh trĩ được cải thiện.

Nguyên liệu:  50-60g hoa hòe

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa hoa hòe với nước sạch, sau đó vớt ra rổ cho ráo nước.
  • Bước 2: Cho hoa hòe đã rửa vào ấm, thêm khoảng 300ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
  • Bước 3: Gạn nước đã sắc trong ấm ra cốc, uống đều đặn 2 lần một ngày sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, giảm sưng đau do búi trĩ, ngăn chặn sa búi trĩ ra ngoài, và giải nhiệt, trị nóng trong.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ hoa hòe và hoa kinh giới

Hoa kinh giới có công dụng chống viêm, thanh nhiệt và chỉ huyết. Khi kết hợp cùng hoa hòe sẽ giúp chữa viêm loét, sa niêm mạc trực tràng và giảm chảy máu  hậu môn trong bệnh trĩ.

Nguyên liệu:  

– 50g hoa kinh giới

– 50g hoa hòe

Cách thực hiện: 

Bước 1: Đem hai dược liệu trên phơi ngoài trời nắng cho đến khi thật khô.

Bước 2: Đem nghiền thành bột mịn, bỏ vào túi nilong hoặc hộp đậy kín, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Bước 3: Lấy 5g bột pha với nước cơm, uống đều đặn 3 lần/ ngày.

Có thể bạn quan tâm: CoTriPro Gel có thực sự tốt? Giá bán? Dùng bao lâu thì hiệu quả?

Bài thuốc xông hậu môn từ hoa hòe điều trị bệnh trĩ

Nhờ vào hơi nước các hoạt chất có trong hoa hòe theo đó tiếp cận và thẩm thấu được vào khu vực bị trĩ, giúp thông khí huyết, làm giảm áp lực lên tĩnh mạch  xung quanh hậu môn, giảm sưng viêm và búi trĩ được thu nhỏ.

Nguyên liệu: 

– 20g hoa hòe

– 20g chỉ xác

– 20g phèn chua

– 40g ngải cứu

Các bước thực hiện 

Bước 1: Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị ở trên

Bước 2: Cho các nguyên liệu vào ấm, thêm nước ngập dược liệu và đun sôi trong 10 phút.

Bước 3: Đổ nước đã đun trong ấm ra chậu nhỏ hoặc bô

Bước 4: Ngồi lên trên bô hoặc chậu để hơi nước bốc lên vùng hậu môn

Bước 5: Xông đến khi nước nguội, rửa lại hậu môn bằng nước thuốc vừa xông mà không cần rửa lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ sẽ giảm.

Chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe kết hợp khổ sâm

Hoa Hòe kết hợp với khổ sâm
Hoa Hòe kết hợp với khổ sâm

Khổ sâm được biết đến với công dụng kháng khuẩn, chống nấm. Khi kết hợp với hoa hòe sẽ làm tăng tác dụng chống viêm, giảm đau sưng do búi trĩ và có  hiệu quả nhanh hơn.

Nguyên liệu 

– Hoa hòe

– Khổ sâm

Cách dùng 

– Chuẩn bị hai nguyên liệu với khối lượng bằng nhau, sau đó đem phơi khô.

– Nghiền thành bột mịn, cho vào túi nilong hoặc hộp có nắp đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát dùng nhiều lần.

– Lấy một ít bột thuốc, trộn với nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó dùng hỗn hợp trên bôi trực tiếp vào bên ngoài hậu môn. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.

Chữa bệnh trĩ bằng các món ăn từ hoa hòe

Ngoài việc dùng để sắc uống, bôi ngoài, hoa hòe còn có thể dùng để chế biến thành các món ăn ngon và hấp dẫn

Canh hoa hòe nấu thịt bằm 

Chuẩn bị 

– 120g thịt lợn bằm

– 50g hoa hòe

– Các gia vị nấu ăn

Cách thực hiện 

– Rửa sạch hoa hòe để ráo nước. Thịt lợn bằm ướp với hạt nêm, mì chính, nước mắm, hành để 10 phút cho ngấm gia vị.

– Xào thịt cho chín, sau đó thêm hoa hòe vào đảo đều. Thêm nước vào đun sôi.

– Nấu đến khi hoa hòe đủ chín thì dừng lại, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng và đem ra thưởng thức.

Món ăn này rất thích hợp cho người thường xuyên bị táo bón và người bệnh trĩ đi ngoài ra máu.

Hoa hòe xào thịt gà 

Chuẩn bị

– 200g hoa hòe tươi

– 150g thịt gà

– 1 quả trứng gà

– 1 quả cà chua

– Tỏi và ngò

Cách thực hiện 

– Rửa sạch các nguyên liệu, hoa hòe đem trần với nước sôi cho chín tái.

– Thịt gà đem thái sợi, thêm lòng trắng trứng và ướp cùng gia vị – Cà chua đem thái múi, ngò xắt nhuyễn.

– Phi tỏi cho thơm sau đó cho thịt gà vào xào chín, cho hoa hòe đã trần vào đảo cùng.

– Sau đó thêm cà chua và rau ngò vào đảo đều, tắt bếp và bày ra đĩa thưởng thức.

Trứng rán hoa hòe 

Chuẩn bị 

– 250g hoa hòe

– 20g thịt hun khói

– Đậu hà lan

– 3 quả trứng gà

– Mỡ, hành khô, gia vị

Cách làm 

– Rửa sạch hoa hòe, sau đó trần với nước sôi, vớt ra để ráo nước. Đậu hà lan đem rửa sạch rồi luộc chín

– Thái thịt hun khói thành những miếng nhỏ

– Đập trứng gà ra tô, sau đó thêm các nguyên liệu vào trộn đều. Thêm gia vị vừa miệng

– Bật bếp làm nóng chảo, cho mỡ vào đun nóng, sau đó cho hành lên phi thơm. Cho tô trứng cùng các nguyên liệu vào rán chín

Dùng nóng để tránh bị tanh.

Lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi sử dụng hoa Hòe
Lưu ý khi sử dụng hoa Hòe

Khi thực hiện điều trị bệnh trĩ bằng hoa hòe, cần lưu ý những điều sau:

+ Biện pháp điều trị trĩ bằng hoa hòe cần nhiều thời gian để phát huy công dụng. Vì vậy cần phải kiên trì thực hiện để có hiệu quả tốt nhất.

+ Trường hợp bệnh có biểu hiện đau nặng, sa búi trĩ kèm theo lở loét và chảy máu nặng, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phương pháp phù hợp.

+ Bên cạnh sử dụng hoa hòe điều trị trĩ, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để hỗ trợ trong quá trình điều trị có kết quả tốt.

+ Hoa hòe là dược liệu có tính hàn, vì vậy những người có biểu hiện của tỳ vị hư hàn như đau bụng do lạnh, kém ăn, chậm tiêu… không nên sử dụng hoặc hạn  chế sử dụng hoa hòe, nếu sử dụng thì nên kết hợp các dược liệu có tính ấm để cải thiện tình trạng trên.

+ Đối với những người bị huyết áp thấp, sử dụng hoa hòe có thể gây chóng mặt, choáng.

+ Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không dùng hoa hòa để điều trị bệnh trĩ.

+ Hoa hòe có dược tính tốt nhất là lúc hoa còn đang hé nụ, chưa nở bung ra.

+ Khi sử dụng hoa hòe điều trị bệnh trĩ, cần theo dõi tình hình của bệnh, nếu tình trạng tốt hơn thì tiếp tục sử dụng. Nếu tình trạng không tiến triển, thậm trí nặng hơn thì nên ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Công Trĩ Khang – bảo vệ sức khỏe, co búi trĩ, giảm đau rát, bền tĩnh mạch.