Vừng đen hay mè đen thường được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vừng đen được dùng trong Đông y để chữa bệnh trĩ. Nếu người bệnh sử dụng đúng cách bệnh trĩ sẽ không còn cơ hội “ghé thăm”. Vậy vừng đen có tác dụng như nào? Có những cách sử dụng mè đen nào để chữa bệnh trĩ hiệu quả? Hãy cùng Co Búi Trĩ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Contents
Vừng đen là dược liệu gì?
Vừng đen (hay còn gọi là mè đen, hắc chi ma) có tên khoa học là Sesamun indicum thuộc họ Vừng. Trong Đông y, đây là dược liệu có vị ngọt, tính bình. Trong mè đen có rất nhiều chất dầu, protein, cholin, phytin, methionin, đều là những chất dinh dưỡng hữu ích có tác dụng trong hỗ trợ nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, trong đó có bệnh trĩ.
Tác dụng của Vừng đen
Khi được hấp thu vào cơ thể, mè đen có tác dụng bổ can, thận, tỳ, phế, giúp tăng cường sức khoẻ, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, củng cố sức bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Trong mè đen, có nhiều vitamin và chất xơ có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Ngoài ra, mè đen còn có tác dụng giảm đau, cầm máu, phòng ngừa viêm nhiễm và khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả. Hạt vừng đen rất an toàn, hầu như không có độc tố, phù hợp cho mọi lứa tuổi như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
Cách dùng vừng đen chữa bệnh trĩ
Do mè đen rất an toàn, lành tính nên người bệnh có thể áp dụng nhiều mẹo dân gian để điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, cũng tùy theo cơ địa, tình hình sức khoẻ và mức độ bệnh lý để người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân. Sau đây là 5 cách chữa trĩ bằng vừng đen trong dan gian mà bạn có thể dễ dàng thực hiện.
Các cách chữa trĩ bằng Vừng đen hiệu quả tại nhà
Dùng hạt vừng đen chữa bệnh trĩ
Cách này rất đơn giản, an toàn và tiết kiệm có thể áp dụng trong mọi trường hợp.
Để thực hiện cách này, cần chuẩn bị 500g vừng đen. Cách tiến hành như sau:
- Rửa sạch vừng đen bằng nước, vớt bỏ phần hạt lép nổi lên trên và phần cặn bã dưới đáy. Vò thật kỹ như vò gạo nấu cơm để loại bỏ bụi bẩn, nên rửa với nước nhiều lần.
- Vớt vừng đen để ráo nước
- Cho vừng đen vào chảo nóng rang với lửa vừa cho đến khi vừng đen chín đều và toả mùi thơm, đổ ra cho nguội.
- Khi vừng đã nguội, đem giã nhuyễn và bỏ vào trong lọ thủy tinh và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần.
- Mỗi lần dùng, hoà hai muỗng lớn mè đen giã nhuyễn vào nước ấm rồi uống. Sử dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Có thể bạn quan tâm: Hoa Hòe trong điều trị bệnh trĩ: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
Dùng vừng đen kết hợp với mật ong chữa trĩ
- Rửa sạch vừng đen bằng nước, vớt bỏ phần hạt lép nổi lên trên và phần cặn bã dưới đáy. Vò thật kỹ như vò gạo nấu cơm để loại bỏ bụi bẩn, nên rửa với nước nhiều lần.
- Vớt vừng đen để ráo nước.
- Cho mè đen vào chảo nóng rồi rang với lửa vừa, đảo đều tay để vừng đen chín đều, không bị cháy. Khi vừng đen nổ lốp đốp tắt bếp để nguội.
- Đem vừng đen đã nguội giã nhuyễn rồi cất vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng dần.
- Mỗi lần sử dụng ba phần vừng đen giã nhuyễn và một phần mật ong trộn đều với nhau. Nhai hỗn hợp trên rồi nuốt trôi hoặc vò thành viên rồi nuốt ực cùng với nước ấm. Ngày sử dụng một lần.
Lưu ý: Vừng đen chỉ có tác dụng khi giã nhuyễn, để nguyên hạt trộn với mật ong không có tác dụng. Đối với, người bệnh bị táo bón nặng nên sử dụng ngày hai lần buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, giúp cải thiện tình trạng đi đại tiện và làm mềm phân.
Dùng hoa vừng đen kết hợp với hạt tía tô chữa trĩ
Lá tía tô được sử dụng chế biến món ăn nên được nhiều người biết đến nhưng phần hạt tía tô ít được biết đến. Hạt tía tô chứa nhiều acid béo (olenic, linolenic) và các acid amin (arginin, valin, lysin, histidin, leucin). Một phương pháp hỗ trợ và điều trị trĩ rất hoàn hảo khi kết hợp hoa vừng đen và hạt tía tô.
Nguyên liệu: hoa vừng đen và hạt tía tô.
Cách tiến hành:
- Đem hoa vừng đen và hạt tía tô rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Cho 2 nguyên liệu trên vào nồi cùng với 150ml nước lọc, đun cho đến khi hỗn hợp này cô đặc lại.
- Chắt lọc lấy phần nước để dùng, loại bỏ phần bã, rồi chia làm hai phần nhỏ uống mỗi ngày buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kiên trì sử dụng trong vài ngày đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm thì ngưng sử dụng.
Dùng vừng đen kết hợp với các dược liệu khác để chữa trĩ
Bên cạnh các phương pháp trên thì phương pháp dùng vừng đen kết hợp với các dược liệu khác, không những giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ mà còn giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và tăng cường hệ miễn dịch.
Nguyên liệu: vừng đen, sinh địa, trắc bách diệp, đương quy, đào nhân, hoa hoè, xuyên cung…
Cách tiến hành:
- Hợp những vị thuốc trên thành một thang thuốc.
- Sắc một thang thuốc trên cùng với ba chén nước, khi nước sôi thì đun nhỏ lửa, đun đến khi nước cô đặc lại chỉ còn một chén thuốc là được.
- Ngày uống một lần một chén, dùng khi thuốc còn ấm, nên hâm lại trước khi sử dụng nếu thuốc đã nguội.
Lưu ý: Sau khi áp dụng bài thuốc này, nếu có bị đau bụng, tiêu chảy, cũng không nên quá lo lắng. Bởi đây là tác dụng phụ thông thường và chỉ mang tính chất tạm thời. Hãy cho vào thang thuốc này 2 lát gừng nhằm tối đa các triệu chứng trên.
Có thể bạn quan tâm: 7 Cách chữa bệnh Trĩ từ Nha Đam (Lô Hội) đơn giản và hiệu quả tại nhà
Dùng cháo vừng đen để chữa trĩ
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bệnh trĩ nặng hơn chính là táo bón. Thay vì phải dùng thuốc Tây để điều trị, người bệnh nên sử dụng cháo vừng đen để điều trị táo bón. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với phụ nữ mang thai và cho con bú. Không chỉ hỗ trợ điều trị trĩ mà món ăn này còn cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ và bé.
Nguyên liệu: Gạo tẻ, vừng đen, gạo nếp, thịt nạc, hành lá và gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch vừng đen với nước nhiều lần để làm sạch lớp bụi bẩn và loại bỏ những hạt lép. Sau đó vớt ra để ráo nước.
- Giã nhuyễn hoặc nghiền nát vừng đen.
- Ngâm gạo nếp và gạo tẻ trong khoảng 20 – 30 phút cho gạo mềm hơn, rồi vo kỹ cho sạch.
- Sơ chế thịt nạc, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn ướp cùng với ít muối hoặc ít mắm. Sau đó cho vào chảo nóng xào chín.
- Rửa sạch hành lá, cắt nhỏ
- Cho vừng đen giã nhuyễn và hỗn hợp gạo vào nấu cùng với lượng nước vừa đủ.
- Khi cháo chín nhừ, cho thêm thịt nạc vào, hạ nhỏ lửa, đun sôi thêm khoảng 5 phút.
- Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
- Múc cháo ra tô, trang trí bằng hành lá rồi thưởng thức.
Một số lưu ý khi chữa trị bằng cách dùng vừng đen
Trong quá trình chữa bệnh trĩ bằng vừng đen, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều độ như: ăn nhiều chất xơ, đại tiện đúng giờ, không rặn khi đi đại tiện, vận động thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội….
Các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng vừng đen trên có tác dụng hỗ trợ điều trị tạm thời và chỉ phát huy hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh, việc hỗ trợ chữa bệnh trĩ cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Bên cạnh đó, các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng vừng đen đòi hỏi bênhh nhân phải kiên trì thực hiện, không được tự ý bỏ ngang.
Các phương pháp chữa bệnh trĩ nêu trên vừa đơn giản, tiết kiệm vừa an toàn hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, hãy chủ động tham khảo ý kiến của các chuyên để được hướng dẫn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả, nhanh chóng và được hỗ trợ điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm: CoTriPro Gel có thực sự tốt? Giá bán? Dùng bao lâu thì hiệu quả?