Bệnh trĩ sau sinh

[ Bật mí ] Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh an toàn và hiệu quả tại nhà

Hiện nay, tình trạng phụ nữ bị trĩ sau sinh rất thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây đau rát và khó chịu làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khoẻ của các chị em phụ nữ. Vậy dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh như thế nào? Bệnh có tự khỏi được không? Có ảnh hưởng gì tới em bé hay không? Hãy cùng Co Búi Trĩ giải đáp các thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh?

Dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh?
Dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh?

Bệnh nhân trĩ sau sinh vẫn có thể điều trị được, nhưng cần phải phát hiện bệnh sớm để nâng cao khả năng hồi phục. Do vậy, đây là một số dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ giúp chị em phụ nữ sau sinh dễ dàng nhận biết bệnh hơn.

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Đây là dấu hiệu đầu tiên khi bệnh nhân vừa mới mắc bệnh, lúc đi đại tiện thi thoảng thấy chảy một ít máu từ hậu môn. Phụ nữ có thể vô tình nhìn thấy máu bám trên giấy vệ sinh đã dùng hoặc vài tia máu có trong trên phân. Tuy nhiên, theo thời gian tình trạng chảy máu khi đi đại tiện ngày càng xấu đi với lượng máu và tần suất tăng lên. Hơn thế nữa, máu chảy ra từ búi trĩ nhiều có khả năng bị đọng lại trong hậu môn và xuất hiện cục máu đông khi đi đại tiện
  • Sa búi trĩ: Tùy theo mức độ bị trĩ mà bệnh nhân có những triệu trứng khác nhau. Khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ sẽ không gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng khi búi trĩ sa ở mức độ 3 trở lên bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu và bứt rứt khi đi đại tiện hoặc khi cần phải di chuyển nhiều, làm những công việc nặng.
  • Ngứa vùng hậu môn: đây là triệu trứng thường thấy ở bệnh nhân khi bị trĩ. Mặc dù, biểu hiện này không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân nhưng nó khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti khi ra ngoài giao tiếp.
  • Đau rát và nứt kẽ hậu môn: Khi tình trạng bệnh kéo dài mà không có biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh bắt đầu cảm thấy đau rát và gây ra nứt kẽ hậu môn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ?

Thông thường phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ do các nguyên nhân sau:

  • Đã từng bị trĩ trước và trong lúc mang thai, khiến cho bệnh trĩ ở mẹ sau sinh có xu hướng diễn biến nặng hơn và gây chảy máu, thuyên tắc búi trĩ.
  • Trọng lượng cơ thể của thai nhi:  thai nhi lớn tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, tình trạng này gây ra bệnh trĩ sau sinh.
  • Ngồi hoặc đứng quá nhiều hay ít di chuyển và vận động cũng là nguyên nhân gây trĩ.
  • Trong quá trình ở cữ, chế độ ăn kiêng sau sinh khiến khiến chị em có xu hướng ăn ít rau xanh, uống chưa đủ 2 lít nước một ngày….dẫn đến bị táo bón. Tình trạng táo bón kéo dài và thường xuyên sẽ gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

Bệnh Trĩ sau sinh có tự khỏi được không?
Bệnh Trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ sau sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu bệnh được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, tùy từng mức độ nặng hay nhẹ, các mẹ sau sinh đều bị trĩ và có thể tự khỏi nhưng đa số đều bị nặng hơn. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu của bệnh trĩ, các mẹ nên đi thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá, chuẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp. Tùy vào mức độ của bệnh mà các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Cách điều trị bệnh trĩ

Điều trị bằng phèn chua

Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua là phương pháp dân gian đơn giản có thể áp dụng tại nhà. Nhưng trên thực tế việc chữa bệnh trĩ bằng cách này chỉ là giải pháp hỗ trợ nên áp dụng trong trường hợp trĩ nhẹ và đặc biệt phải sử dụng đúng cách. Dưới đây là 4 cách chữa trĩ bằng phèn chua được áp dụng phổ biến:

Dùng phèn chua pha với nước ngâm hậu môn

Dùng phèn chua pha với nước ngâm hậu môn
Dùng phèn chua pha với nước ngâm hậu môn

Cách này khá đơn giản khi dùng phèn chua chữa bệnh trĩ. Quá trình thực hiện rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu.

Cách thực hiện như sau:

  • Phèn chua đem tán nhuyễn rồi cho lên chảo nóng đảo đều cho đến khi phèn chua phồng lên thì tắt bếp.
  • Chờ khoảng 20 phút cho phèn chua nguội rồi cất vào lọ thủy tinh để bảo quản dùng dần.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 3 thìa cafe phèn chua pha với 1 lít nước ấm, rồi ngâm hậu môn trong khoảng 15-20 phút.

Dùng phèn chua kết hợp với lá chè xanh

Dùng phèn chua kết hợp với lá chè xanh
Dùng phèn chua kết hợp với lá chè xanh

Bên cạnh cách dùng phèn chua đơn thuần thì người bệnh có thể kết hợp nguyên liệu này với các thảo dược tự nhiên. Trong đó, việc kết hợp phèn chua với lá chè xanh cũng được áp dụng phổ biến.

Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm săn se niêm mạc rất tốt. Đồng thời, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương. Chè xanh kết hợp với phèn chua giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 ít phèn chua và 1 nắm nhỏ lá chè xanh
  • Ngâm lá chè xanh bằng muối loãng khoảng 20 phút cho sạch, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cho lá chè xanh vào ấm đun sôi với 1 lít nước trong 15 phút. Sau đó, đổ ra thau cho phèn chua vào và khuấy cho tan.
  • Dùng hỗn hợp nước này ngâm rửa vùng kín 3-5 phút mỗi ngày.

Dùng phèn chua kết hợp với lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Do vậy, khi kết hợp lá trầu không với phèn chua sẽ mang đến công dụng hiệu quả. Đây là cách cũng rất đơn giản và không tốn nhiều chi phí. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5 đến 7 lá trầu không và một ít phèn chua.
  • Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Rồi vớt lên cho ráo nước.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, vò nhẹ lá trầu không rồi thả vào đun tiếp khoảng 3 đến 5 phút.
  • Sau đó, đổ nước ra thau, thêm phèn chua vào khuấy đều cho tan hết rồi dùng nước này xông hậu môn khoảng 15 đến 20 phút.

Dùng phèn chua kết hợp với các dược liệu khác

Ngoài các cách trên thì còn rất nhiều nguyên liệu khác chúng ta có thể kết hợp với phèn chua để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ. Ví dụ như ngải cứu, hoa hoè, kinh giới, chỉ xác… Các nguyên liệu này thường dùng trong bài thuốc xông. Cách làm như sau:

  • Cần chuẩn bị 12g phèn chua, 40g kinh giới, 20g hoa hoè, 40g ngải cứu và 20g chỉ xác.
  • Đem các dược liệu kinh giới, ngải cứu, hoa hoè, chỉ xác đem rửa sạch để ráo nước.
  • Cho các nguyên liệu đã rửa sạch trên và 2 lít nước vào nồi đun sôi, rồi cho nhỏ lửa đun thêm 10 phút nữa để cho các hoạt chất thoát ra trong nước.
  • Đổ nước ra thau, cho phèn chua vào khuấy đều cho tan. Rồi dùng nước này xông hậu môn. Khi nước còn ấm tận dụng ngâm hậu môn thêm 10 đến 15 phút nữa.

 Điều trị bằng các bài thuốc đông y

Bằng tỏi

Có rất nhiều cách sử dụng tỏi để làm triệu chứng của bệnh trĩ.

  • Cách 1: Ăn tỏi chữa bệnh trĩ.

Bạn có thể sử dụng tỏi tươi để ăn sống hoặc đem chế biến chung với các thực phẩm thành những món ăn hàng ngày. Tốt nhất bạn có thể ăn sống để tận dụng các hoạt chất có trong tỏi.

  • Cách 2: Uống nước ép tỏi.

Bên cạnh việc ăn tỏi trực tiếp hay thông qua chế biến món ăn, bạn có thể nghiền nhỏ và ép lấy nước cốt rồi đem pha loãng với nước lọc để uống. Mỗi ngày uống 3 lần để đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị trĩ tốt nhất.

  • Cách 3: Uống rượu tỏi.

Nếu trong nhà bạn có sẵn một chai rượu ngâm với tỏi để phòng cúm thì hãy tận dụng nó cho mục đích chữa trĩ. Mỗi ngày, uống 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 3 đến 5ml. Duy trì cách này trong vòng một tháng liên tục bạn sẽ thấy được tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.

Bằng cây lược vàng

Cây Lược Vàng chữa bệnh Trĩ sau sinh
Cây Lược Vàng chữa bệnh Trĩ sau sinh

Cây lược vàng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn, hoạt huyết và tăng sức bền thành mạch… Vì vậy, khi nhắc đến cây lược vàng thường được nghĩ ngay đến những bài thuốc tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, nó còn chữa trĩ rất hiệu quả. Có 3 cách chúng ta có thể tự làm ở nhà để chữa trĩ bằng cây lược vàng như sau:

  • Cách 1: Dùng lá lược vàng ăn trực tiếp.

Để thực hiện điều trị trĩ bằng cách này mỗi ngày, bạn cần chuẩn bị 2-4 lá lược vàng và một ít muối trắng.

Đầu tiên, đem lá lược vàng rửa sạch rồi ngâm với muối loãng khảng 15phút, rồi rửa lại với nước sạch để cho ráo nước.

Để mang lại hiệu quả, bạn nên bỏ phần vỏ cứng bên ngoài chỉ ăn phần thịt bên trong. Mỗi ngày bạn nên ăn từ 2-4 lá lược vàng trước bữa ăn khoảng 30phút. Lá lược vàng không chỉ tốt cho quá trình điều trị bệnh trĩ, mà nó còn có tác dụng lợi tiểu, mát gan, bổ thận và giải nhiệt hiệu quả trong những ngày nắng nóng. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị trĩ, bạn nên thực hiện cách này hàng ngày.

  • Cách 2: Dùng lá cây lược vàng ngâm rượu uống.

Phương pháp này sẽ là lựa chọn của rất nhiều người, cách thực hiện như sau:

Cần chuẩn bị 1kg cây lược vàng, 5-6 lít rượu trắng hoặc rượu nếp, một chút muối và bình thủy tinh.

Đem cây lược vàng đi rửa sạch và loại bỏ những phần xấu, sau đó ngâm qua nước muối loãng khoảng 3-5 phút để loại bỏ những phần bụi bẩn bám trên lá một cách tốt nhất. Để cho ráo nước rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 1,5-2cm, rồi cho vào bình thủy tinh. Sau đó, đổ phần rượu đã chuẩn bị vào ngâm. Để đạt hiệu quả tốt nên ngâm trong khoảng một tháng rồi đem ra sử dụng. Ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ uống trước ăn khoảng 15 phút. Sử dụng đều đặn mỗi ngày trong vài tuần bạn sẽ thấy những triệu chứng khó chịu giảm đi một cách đáng kể. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng uống rượu trắng cây lược vàng quá nhiều, mà chỉ nên uống khoảng 100ml một ngày.

  • Cách 3: Dùng đắp trực tiếp lá lược vàng lên vùng hậu môn.

Ngoài hai phương pháp trên, bạn có thể áp dụng đắp trực tiếp lên vùng hậu môn để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn. Cách điều trị này rất đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả không ngờ. Để thực hiện phương pháp này cần chuẩn bị: Vài nhánh lá lược vàng, gạc miếng.

Tiến hành lấy vài nhánh lá lược vàng đem rửa sạch, ngâm qua muối loãng để cho ráo nước. Sau đó, đem đi giã nhuyễn rồi đắp lên vùng hậu môn, rồi dùng miếng gạc cố định lại. Để mang lại hiệu quả, nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và có thể để qua đêm. Biện pháp này nếu được sử dụng đều đặn bạn sẽ thấy hiệu quả trong vài ngày.

Bằng rau diếp cá

Trị bệnh trĩ sau sinh bằng cây diếp cá
Trị bệnh trĩ sau sinh bằng cây diếp cá

Rau diếp cá là thảo dược quen thuộc trong điều trị bệnh trĩ, có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Có 2 cách điều trị trĩ với rau diếp cá như sau:

Cách 1: Dùng lá rau diếp cá để ăn sống thay rau, uống nước ép rau diếp cá hàng ngày hoặc nhai sống rồi đắp bã vào hậu môn.

Cách 2: Dùng 30-40g lá rau diếp cá tươi hoặc khô, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, cho lá rau diếp cá vào nồi đun sôi với nước trong 15 phút, đợi nước bớt nóng thì dùng để xông và rửa hậu môn. Cuối cùng, rửa lại hậu môn bằng nước sạch và lau khô.

Chữa bằng các thuốc dùng cho phụ nữ sau sinh

Phần lớn các chị em phụ nữ đều sợ dùng thuốc vì tâm lý sợ ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ cho con bú thông qua đường bú. Vậy loại nào an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú, bạn có thể tìm hiểu các loại thuốc bôi trĩ sau dùng cho đối tượng này rất an toàn và hiệu quả. Thuốc bôi trĩ Cottripro Gel, thuốc bôi trĩ Protolog Gel, thuốc bôi trĩ Rectostop, thuốc bôi Hemorrhostop.

Phẫu thuật cắt búi trĩ

Ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh trĩ là phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn, giảm tối thiểu việc sử dụng thuốc để an toàn cho nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng ở mức độ trĩ độ 3, độ 4 và trĩ vòng thì các mẹ nên phẫu thuật cắt búi trĩ. Thông thường các mẹ nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật Longo với ưu điểm ít đau sau mổ, không để lại sẹo, thời gian nằm viện ngắn và tỷ lệ tái phát sau mổ rất ít.

Bệnh trĩ có dứt điểm được không?

Bệnh trĩ có chữa được dứt điểm được hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu người bệnh đi khám sớm và tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa thì hoàn toàn có thể chữa được. Ngoài ra, bệnh có chữa được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả và địa chỉ chữa bệnh trĩ hiệu quả.