Cỏ Mần Trầu là một loại cây rất quen thuộc ở nước ta. Chúng có mặt ở các vùng quê, ven đường hay đồng ruộng. Tuy nhiên, rất ít người biết đến công dụng chữa bệnh của loại cây này. Một trong số công dụng tuyệt vời đó là Cỏ Mần Trầu chữa bệnh trĩ. Hãy cùng Co Búi Trĩ tìm hiểu về công dụng tuyệt vời của cỏ mần trầu trong bài viết dưới đây
Contents
Cỏ mần trầu là cây gì?
Cỏ mần trầu hay còn được gọi là muồng trầu, cỏ màn, cây chỉ tía, cây mần trầu, cao đay. Cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica (L) Gaertn, họ lúa. Đây là một loại cây mọc hoang ở ven đường, đồng ruộng hay bãi đất trống. Bởi vậy, đây là một loại cây quen thuộc không xa lạ với những vùng quê ở nước ta.
Tác dụng của cỏ mần trầu
Tuy rất phổ biến, nhưng rất ít người biết đến công dụng của loại cây này. Theo đông y ,cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình giúp cầm máu, mát gan, đặc biệt giúp chữa nhiều bệnh như trĩ, viêm gan, cao huyết áp, băng huyết, táo bón…
- Cỏ mần trầu giúp điều trị băng huyết
Phụ nữ sau khi sinh con, rất dễ xảy ra hiện tượng băng huyết khiến máu chảy tự do ra bên ngoài. Khi gặp phải tình trạng này, chị em có thể dùng cỏ mần trầu kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác sắc đun sôi uống.
- Cỏ mần trầu giúp chữa rụng tóc
Lấy cỏ mần trầu gội đầu giúp chữa rụng tóc mà dân gian truyền tay để lại. Đây là phương pháp dân gian ngày xưa, khi chưa có những phương pháp hiện đại hơn như bây giờ. Ngoài chữa rụng tóc, nó còn giúp tóc đen mượt, giảm xơ cứng, chẻ ngọn tóc rất hiệu quả.
- Trị rôm sảy ở trẻ
Lấy cỏ mần trầu tắm cho trẻ giúp chữa rôm sảy, mề đay rất tốt. Chỉ cần 1 nắm lá mần trầu đun lên ,lau người cho trẻ sẽ cải thiện tình trạng rôm sảy, mề đay.
- Cỏ mần trầu tốt cho bà bầu
Đối với bà bầu, cỏ mần trầu có tác dụng an thai rất tốt. Ngoài ra, đun nước cỏ mần trầu uống còn giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa cao huyết áp ở bà bầu.
Có thể bạn quan tâm: Hoa Hòe trong điều trị bệnh trĩ: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
Một số bài thuốc chữa trĩ từ cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có rất nhiều công dụng, một trong số đó là công dụng chữa trĩ rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc chữa trĩ từ cỏ mần trầu an toàn hiệu quả được nhiều người tin dùng.
Cỏ mần trầu hãm trà
Nguyên liệu: Cỏ mần trầu, nhân trần ( tươi hoặc khô đều được)
Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo, sau đó cho vào ấm, thêm nước vừa đủ đun sôi. Hãm và uống hàng ngày không chỉ giúp mát gan, thanh nhiệt mà còn giúp làm giảm các biểu hiện của trĩ như: Đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, giảm đau rát và sưng tấy.
Xông hơi cỏ mần trầu chữa trĩ
Nguyên liệu: Cỏ mần trầu, lá ngải cứu, lá sung, lá trầu không, mỗi loại 100g và một thìa muối.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước , thái thành từng khúc khoảng 2cm sau đó cho vào nồi đun sôi với 1 thìa muối và nước. Khi sôi, vặn nhỏ lửa và đun khoảng 10-15 phút nữa thì tắt bếp, vệ sinh sạch sẽ hậu môn và tiến hành xông hơi.
Cách xông hơi: Khi xông hơi, nên phủ kín chăn từ đầu đến chân để hơi nước không thoát ra ngoài làm giảm hiệu quả. Khi nước xông nguội, có thể dùng để ngâm và rửa hậu môn. Thực hiện 4 – 5 lần một tuần các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Có thể chưa biết: Top 3 cách sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ đơn giản mà đem lại hiệu quả cao
Làm nước thuốc từ cỏ mần trầu
Chuẩn bị: Cỏ nhọ nồi, cỏ mần trầu, rau vỉ ốc, rau lấp, lá thầu dầu tía, mỗi thứ 100g và giấm thanh 20ml.
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước, sau đó giã hoặc xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Chắt nước vào chai và bảo quản trong tủ lạnh dưới ngăn mát. Dùng ngày 2-3 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần uống 1 chén nhỏ. Kiên trì thực hiện bệnh sẽ được cải thiện.
Ăn súp đậu xanh cỏ mần trầu hỗ trợ điều trị trĩ
Nguyên liệu: 100g đậu xanh còn nguyên vỏ, 200g cỏ mần trầu, 1 quả dừa tươi. Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước. Dừa tươi chắt lấy nước để riêng, đem cùi dừa cắt thành từng lát mỏng hoặc nạo thành các sợi mỏng.
Cách làm: Cỏ mần trầu đem đun cùng 1,5 lít nước. Khi sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 10-12 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt của cỏ mần trầu. Sạ đó cho đậu xanh, cùi dừa và nước cốt dừa đã chuẩn bị cho vào nồi đun lửa nhỏ để đậu xanh không bị nhừ và cạn nước. Đun đến khi thu được hỗn hợp sệt thì tắt bếp, để hỗn hợp nguội rồi dùng cùng bữa ăn. Có thể thêm đường hoặc mật ong để súp dễ ăn hơn. Kiên trì ăn đều đặn trong 2 tuần, tình trạng trĩ sẽ giảm.
Trước khi ăn súp, ăn thêm 1-2 nhánh tỏi nướng hoặc chiên sẽ giúp tăng hiệu quả của bài thuốc.
Chữa trĩ từ cỏ mần trầu, cam thảo
Nguyên liệu: Cỏ mần trầu, cam thảo, kim ngân hoa, khương truật, vỏ đậu xanh mỗi loại 200g
Cách tiến hành: Lấy khoảng 50g hỗn hợp trên( đã sao khô) sắc cùng 1 lít nước. Khi sôi, vặn nhỏ lửa và đun đến khi nước cạn còn khoảng 0,5 lít thì tắt bếp. Chắt nước sắc ra và đun lần 2. Sau đó trộn hai lầm nước vào nhau, chia đều uống trước bữa ăn 3 lần trong ngày. Kiên trì uống cho tới khi bệnh cải thiện.
Bài thuốc này có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, giảm bớt sưng tấy, giúp giảm chảy máu, giảm đau rát và làm co búi trĩ nhẹ.
Chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu có khỏi không?
Chữa trĩ bằng cỏ mần trầu được coi là bài thuốc dân gian đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cỏ mần trầu chỉ có tác dụng chữa trĩ ở trường hợp nhẹ. Để cách điều trị trĩ bằng cỏ mần trầu có hiệu quả tốt nhất, cần phải thực hiện đúng cách và kết hợp với chế độ sinh hoạt ăn uống, làm việc phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị trĩ theo phác đồ của bác sĩ. Như vậy bệnh trĩ sẽ nhanh chóng được loại bỏ.
Có thể bạn chưa biết: [Mẹo dân gian] Vừng đen chữa bệnh Trĩ hiệu quả đến khó tin
Những lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ
Điều trị trĩ bằng cỏ mần trầu vốn an toàn và lành tính. Tuy nhiên, đây là các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên, nên phải kiên trì thực hiện mới đem lại hiệu quả tốt.
Bên cạnh đó, việc chữa trĩ bằng cỏ mần trầu chỉ áp dụng đối với trường hợp nhẹ cấp độ 1 và 2 của bệnh trĩ. Đối với trường hợp bệnh trĩ nặng cần phải có sự can thiệp của thuốc và phương pháp trị liệu hiện đại.
Bên cạnh việc sử dụng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ cũng cần phải tập luyện và duy trì thói quen ăn uống , sinh hoạt và làm việc phù hợp. Phải thực hiện lối sống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích và bổ sung vitamin, khoáng chất. Nên vận động thường xuyên để tăng cường hoạt động của nhu động ruột, không nên ăn những thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa như đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…