Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở nước ta hiện nay, với hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ theo các cấp độ khác nhau, đa số thuộc nhóm người lao động. Với những bệnh nhân mắc trĩ cấp độ 3 và 4, cách duy nhất để điều trị dứt điểm bệnh là phẫu thuật cắt trĩ. Một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả hiện nay là phương pháo cắt trĩ bằng PPH.
Trong bài này, Co búi trĩ sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin về ưu, nhược điểm và giá của phương pháp cắt trĩ bằng PPH.
Contents
- 1 Phương pháp PPH cắt trĩ là gì?
- 2 Nguyên lý thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH
- 3 Quy trình cắt trĩ bằng phương pháp PPH
- 4 Đối tượng có thể thực hiện phương pháp cắt trĩ PPH
- 5 Chống chỉ định thực hiện phương pháp cắt trĩ PPH
- 6 Ưu nhược điểm của phương pháp cắt trĩ PPH
- 7 Những lưu ý sau khi cắt trĩ bằng phương pháp PPH
- 8 Cắt trĩ bằng phương pháp PPH tốn bao nhiêu tiền?
- 9 Địa chỉ thực hiện cắt trĩ bằng PPH uy tín tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Phương pháp PPH cắt trĩ là gì?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh trĩ như dùng thuốc điều trị, ngâm trĩ hay phẫu thuật cắt trĩ. Nhưng sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc ngâm trĩ chỉ là các biện pháp dùng cho trĩ cấp độ nhẹ (cụ thể là cấp độ 1 và 2). Khi bệnh trĩ chuyển qua giai đoạn nặng (trĩ cấp độ 3 và 4, trĩ hỗn hợp), bạn sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt trĩ.
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là một trong các phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay, được áp dụng tại nhiều phòng khám điều trị bệnh trĩ trên toàn quốc.
Các thao tác được tiến hành tự động bằng máy, thực hiện dưới kính hiển vi giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát, xác định vị trí búi trĩ và theo dõi trong suốt quá trình phẫu thuật.
Nguyên lý thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Phương pháp PPH (còn được gọi là phương pháp máy kẹp) có nguyên lý hoạt động như một chiếc máy khâu.
Lỗ hậu môn được mở rộng (khoảng 4mm), để máy kẹp đặc thù tiến vào thực hiện loại bỏ búi trĩ và lớp niêm mạc quanh vùng hậu môn-trực tràng bị sa giãn trên đường lược. Đồng thời tạo hình lại hậu môn bằng cách khâu niêm mạc kéo lên. Sau một thời gian phục hồi, cấu trúc ống hậu môn trở về hình dạng ban đầu mà không bị tổn thương đến hệ thống cơ vòng.
Quy trình cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Trước khi tiến hành điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp PPH, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình hình người bệnh (thời gian bị trĩ, đã sử dụng các phương pháp điều trị nào trước đó,..). Tiếp đến là nội soi kiểm tra ống hậu môn để xác định bệnh nhân đang bị trĩ nội, trĩ ngoại hay bị sa búi trĩ,.. và mức độ của bệnh. Mục đích để tìm hiểu xem người bệnh có đủ điều kiện tiến hành cắt trĩ bằng phương pháp PPH không.
Bệnh nhân đủ điều kiện sẽ được điều trị theo quy trình của phương pháp PPH gồm 5 bước:
Bước 1: Bác sĩ tiến hành sát trùng khu vực hậu môn và tiêm thuốc tê cho bệnh nhân.
Bước 2: Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng (đã được khử trùng trước đó) mở rộng hậu môn, đồng thời đưa kẹp PPH vào bên trong hậu môn.
Bước 3: Tiến hành cắt bỏ các búi trĩ to, nặng sa xuống hậu môn.
Bước 4: Khâu nối lớp niêm mạc hậu môn để tạo lại hình ống hậu môn ban đầu cho bệnh nhân.
Bước 5: Cuối cùng là vệ sinh lại hậu môn và băng bó.
Xem thêm: [Bật mí] Cách sử dụng bồ kết chữa bệnh trĩ mang lại hiệu quả vượt trội
Đối tượng có thể thực hiện phương pháp cắt trĩ PPH
Dù đây là một trong các phương pháp cắt trĩ tiên tiến hiện nay. Song không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng cách này. Phương pháp PPH được áp dụng cho các đối tượng:
- Bệnh nhân bị trĩ nội đã chuyển qua giai đoạn nặng cấp độ 3 và 4. Khi đó, búi trĩ đã sưng to, bị đẩy hẳn ra ngoài và không thể tự co lên, có nguy cơ gây nghẹt trĩ, bị hoại tử trĩ.
- Người mắc bệnh trĩ vòng. Là hiện tượng có nhiều búi trĩ hỗn hợp liên kết lại với nhau, xâm lấn và chiếm gần như toàn bộ vùng hậu môn.
Tuy nhiên, việc chỉ định phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thể trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ bệnh, có nguy cơ biến chứng hay không,..
Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên khai báo thành thật với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, bệnh lý và cơ địa của bản thân. Đặc biệt, nếu người bệnh đã có tiền sử về các vấn đề liên quan đến tim mạch, máu khó đông,.. thì sẽ bị hạn chế, bác sĩ cần cân nhắc cẩn thận.
Chống chỉ định thực hiện phương pháp cắt trĩ PPH
Như đã đề cập ở trên, phương pháp PPH không được áp dụng cho mọi trường hợp bệnh nhân. Những đối tượng chống chỉ định thực hiện phương pháp này gồm:
- Bệnh nhân bị trĩ ngoại, búi trĩ nằm phía dưới đường trực tràng-hậu môn (đường lược).
- Người bị dị ứng thuốc tê, bị bệnh máu khó đông và đang mắc các bệnh về tim mạch.
Có thể bạn quan tâm: Đi ngoài có mùi tanh là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân?
Ưu nhược điểm của phương pháp cắt trĩ PPH
So với các phương pháp cắt trĩ truyền thống, phương pháp PPH vượt trội hơn bởi các ưu điểm:
- Độ chính xác cao. Do phương pháp này được thực hiện bằng máy, bác sĩ theo dõi chỉ đạo qua màn hình máy tính, xác định chính xác vị trí. Hạn chế ảnh hưởng, làm tổn thương tới cấu trúc cơ vòng xung quanh. Đảm bảo các chức năng sinh lý của trực tràng-hậu môn diễn ra bình thường.
- An toàn và không để lại vết cắt niêm mạc. Loại bỏ búi trĩ bên trong gây tắc nghẽn hậu môn, đồng thời kéo vùng niêm mạc bị lòi ra vào trong, làm giảm triệu chứng hẹp hậu môn.
- Thời gian tiến hành điều trị được rút ngắn còn khoảng 20-30 phút. Sau khi phẫu thuật không cần nằm lại theo dõi mà có thể về luôn trong ngày.
- Thời gian hồi phục sau khi điều trị ngắn, ít để lại các biến chứng nghiêm trọng hậu phẫu.
- Có hiệu quả cao đối với các bệnh nhân bị trĩ vòng.
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp PPH vẫn còn tồn tại những nhược điểm như:
- Chỉ áp dụng cho bệnh nhân trĩ nội, trĩ vòng. Không dùng để điều trị trĩ ngoại.
- Phải gây mê và thực hiện cầm máu sau khi kết thúc.
- Những biến chứng nhỏ có thể gặp sau khi điều trị như bị táo bón, bí tiểu,..
- Đây không phải là phương pháp cắt trĩ hiện và tối ưu đại nhất hiện nay. Tỷ lệ tái mắc bệnh vẫn còn khá cao.
- Chi phí thực hiện của phương pháp này khá cao.
Những lưu ý sau khi cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Để có thể đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất, tránh những biến chứng gây nguy hiểm và ngăn ngừa nguy cơ tái mắc bệnh, sau khi phẫu thuật cắt trĩ người bệnh cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn định kỳ.
- Hãy nghỉ ngơi từ 6-8 giờ sau khi phẫu thuật, tránh di chuyển nhiều khiến vết khâu bị rách.
- Những ngày kế tiếp, đi lại nhẹ nhàng, không vận động mạnh, không mang vác những vật nặng, không ngồi xổm hay ngồi một chỗ quá lâu,… Tránh tác động lên vết khâu để vết thương phục hồi nhanh chóng.
- Chế độ ăn uống cũng là một điều cần lưu ý. Có một chế độ ăn dinh dưỡng và nên ăn các món dạng lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,… Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho đường tiêu hóa. Uống tối thiểu 1,5 lít nước lọc mỗi ngày.
- Không nên ăn những món ăn tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây táo bón làm ảnh hưởng đến vết khâu tại vùng hậu môn. Bao gồm những món chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ăn nhanh. Tạo thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn nhiều đường muối.
- Không sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, tránh xa nước ngọt có ga và các chất kích thích.
- Không nhịn đi ngoài, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái không căng thẳng stress. Vì đây là những nguyên nhân tạo gánh nặng lên dạ dày, gây táo bón làm ảnh hưởng đến vết khâu.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước ấm, dùng khăn mềm lau khô nhẹ nhàng. Có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng như thuốc tím hoặc xanh Methylen để sát trùng vùng hậu môn.
- Dùng quần lót sạch và thường xuyên thay quần lót. Lựa chọn trang phục thoáng mát, thoải mái, rộng rãi. Không mặc quần bó sát dễ gây bí, vết thương bị chèn ép, ma sát gây đau đớn và lâu khỏi.
- Khi phát hiện có dấu hiệu lạ tại vị trí vết mổ và các vùng xung quanh, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám chữa kịp thời.
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH tốn bao nhiêu tiền?
Phương pháp PPH được áp dụng tại nhiều phòng khám và các bệnh viện trên toàn quốc và có giá dao động trên dưới 10 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí điều trị còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Tình trạng bệnh lý của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của ca phẫu thuật.
- Cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Những phòng khám tư, bệnh viện tư nhân có giá thành cao hơn so với những bệnh viện, phòng khám công cộng.
- Những chi phí ngoài lề (phí dịch vụ, tái khám, thuốc men), biến chứng phát sinh.
- Bệnh nhân có đăng ký thẻ BHYT hoặc sử dụng dịch vụ điều trị theo yêu cầu.
Xem thêm: [Mẹo dân gian] 5 Cách chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu đơn giản tại nhà
Địa chỉ thực hiện cắt trĩ bằng PPH uy tín tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Phương pháp cắt trĩ PPH đã được nhiều bệnh viện và các phòng khám áp dụng. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở kém chất lượng xuất hiện với giá cả điều trị rẻ chỉ bằng một nửa so với những nơi khác.
Khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật tại những địa chỉ kém chất lượng, sẽ không đảm bảo được sự an toàn cho người bệnh. Các phòng khám đó thường sẽ bỏ qua bước khử trùng thiết bị y tế. Tay nghề bác sĩ và điều dưỡng còn non kém dễ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. Trong quá trình phẫu thuật sẽ gây đau đớn, viêm nhiễm chảy máu và để lại biến chứng về sau.
Vì vậy, việc lựa chọn nơi điều trị cũng là một điều rất quan trọng. Sau đây là một số cơ sở y tế lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có sử dụng phương pháp cắt trĩ PPH mà bạn có thể tham khảo:
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Địa chỉ số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa-Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa-Hà Nội.
- Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108: Địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng-Hà Nội.
- Bệnh viện Nhân Dân 115: Địa chỉ số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10-thành phố Hồ Chí Minh.
Các phòng khám đa khoa uy tín như:
- Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh: Địa chỉ số 380 Xã Đàn, quận Đống Đa-Hà Nội.
- Phòng khám đa khoa Thái Hà: Địa chỉ số 11 Thái Hà, quận Đống Đa-Hà Nội.
Trên đây là những thông tin liên quan đến phương pháp cắt trĩ bằng PPH. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.