Lá Vông chữa bệnh trĩ

[Hướng dẫn] Cách chữa bệnh trĩ bằng lá Vông đơn giản tại nhà

Trong Y học cổ truyền, lá vông có tính bình, vị đắng, tác dụng an thần, hỗ trợ phục hồi các tổn thương trên da. Người dân thường sử dụng lá vông chữa mất ngủ, điều trị một số bệnh như phong thấp, trĩ.

Hôm nay Co Búi Trĩ sẽ cùng bạn tìm hiểu những nghi vấn về việc lá vông có chữa được bệnh trĩ như những lời người ta vẫn truyền tai nhau, những bài thuốc từ lá vông vẫn thường xuyên được sử dụng và cùng bạn giải đáp một số thắc mắc xung quanh loại dược liệu này.

Tác dụng của lá vông trong điều trị bệnh trĩ

Tác dụng của lá vông trong điều trị bệnh trĩ
Tác dụng của lá vông trong điều trị bệnh trĩ

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ là do sự tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn hay trực tràng, làm giãn các tĩnh mạch, tăng xung huyết, chảy máu, hình thành nên búi trĩ.

Tùy theo vị trí phát sinh mà người ta chia làm hai loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ thường gây ra những cảm giác khó chịu, đau rát cho người bệnh, nhất là khi thời tiết thay đổi, hanh khô, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Trong thành phần của lá vông chứa saponin, alkaloid là hoạt chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng trĩ hiệu quả. Bên cạnh đó những thành phần này còn có tác dụng làm giảm những triệu chứng như đau, chảy máu, viêm nhiễm… do trĩ gây ra.

Tuy nhiên khi sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ, bệnh nhân nên tuân thủ liều lượng và cách dùng vì trong thành phần của lá có một số alkaloid mang độc tính nhẹ. Nếu người bệnh lạm dụng có thể sẽ gặp phải những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau nhức mình mẩy.

Có thể bạn chưa biết: Hoa Hòe trong điều trị bệnh trĩ: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ bằng lá vông tại nhà

Là một bệnh rất khó nói, người mắc bệnh trĩ vẫn có tâm lí tự ti, giấu bệnh và tìm cách điều trị tại nhà. Sử dụng lá vông điều trị bệnh trĩ là một trong những biện pháp mà người bệnh hay sử dụng.

Đắp trực tiếp lá vông vông để chữa bệnh trĩ

Sử dụng lá vông trực tiếp để điều trị bệnh trĩ thường được áp dụng với những búi trĩ có màu tươi, dài 1-2 cm.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 7-9 lá vông tươi, tốt nhất nên sử dụng những lá bánh tẻ, một thìa cà phê muối hạt to.
  • Rửa sạch lá vông, rồi ngâm trong nước muối loàng khoảng 10 phút.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, đặc biệt là vị trí có búi trĩ.
  • Hơ lá vông trên lửa nhỏ rồi áp trực tiếp vào vị trí búi trĩ. Nhiệt độ sẽ giúp các hoạt chất trong lá được giải phóng và cho tác dụng giảm viêm, giảm đau.

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông kết hợp lá thầu dầu

Trong thành phần của lá thầu dầu chứa một số hoạt chất giúp giảm ngứa, giảm sưng phù. Khi kết hợp hai loại lá sẽ mang đến tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ.

Cách làm:

  • Chuẩn bị một nắm lá vông, 1 nắm lá thầu dầu cùng một mảnh vải nhỏ, mềm, sạch, thấm hút tốt.
  • Lá vông và thầu dầu đem rửa sạch, giã nát. Có thể hơ qua lửa trước khi đem giã,
  • Lấy miếng vải đã chuẩn bị, bọc phần lá đã giã rồi đắp lên búi trĩ khoảng 15 phút.

Có thể bạn chưa biết: [Mẹo dân gian] Vừng đen chữa bệnh Trĩ hiệu quả đến khó tin

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem và lá sen

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem và lá sen
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem và lá sen

Theo y học cổ truyền, tính mát trong lá sen sẽ làm giảm cảm giác đau rát. Do đó, người dân thường kết hợp lá sen và vông nem trong điều trị bệnh trĩ.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị lá sen và lá vông, dùng lá bánh tẻ, mỗi loại khoảng 15 gam.
  • Lá sen và lá vông thái nhỏ, sắc với khoảng 300ml nước.
  • Dùng phần nước sắc để uống, có thể kết hợp đắp hỗn hợp lá sen và lá vông được giã nhỏ để đạt hiệu quả cao.

Cách chữa lá vông với rượu trắng

Rượu trắng có chứa cồn, tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Khi kết hợp rượu trắng và lá vông sẽ giúp làm co búi trĩ, chống viêm nhiễm, làm giảm cảm giác khó chịu ở bệnh nhân.

Cách làm:

  • Chuẩn bị khoảng 200 gam lá vông và 2 lít rượu trắng.
  • Lá vông rửa sạch, cắt nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.
  • Ngâm lá vông khô với rượu khoảng 1 tuần. Dùng rượu đã ngâm rửa hậu môn, mỗi lần dùng khoảng 30-50ml.

Dùng lá vông và giấm thanh chữa trĩ

Thành phần acid có trong giấm cũng có tác dụng sát khuẩn, làm giảm triệu chứng viêm nhiễm của bệnh trĩ.

Cách làm:

  • Chuẩn bị khoảng 20 gam lá vông tươi và 30ml giấm.
  • Lá vông rửa sạch, có thể ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút rồi xay nhuyễn với giấm thanh.
  • Dùng hỗn hợp lá vông vừa xay, bọc bằng vải mềm, thấm hút tốt rồi cố định vào búi trĩ khoảng 2-3 giờ.

Nấu canh lá vông với thịt lợn

Lá vông có thể được người dân sử dụng thay cho những món canh, rau hằng ngày. Canh lá vông thường được dùng như một bài thuốc chữa mất ngủ, bên cạnh đó, lá vông nấu thịt lợn còn được sử dụng để hỗ trợ giải quyết bệnh trĩ.

Cách làm:

  • Chuẩn bị khoảng 100 gam thịt lợn và một nắm lá vông.
  • Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ, xào cùng hành phi thơm rồi cho nước vào đun sôi, sau đó cho lá vông vào đun tới khi vừa ăn thì tắt bếp.

Có thể bạn quan tâm: 7 Cách chữa bệnh Trĩ từ Nha Đam (Lô Hội) đơn giản và hiệu quả tại nhà

Lưu ý khi sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ

Lưu ý khi sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ
Lưu ý khi sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ

Tuy lá vông được coi là thảo dược, nhưng trong thành phần có chứa một số alkaloid mang độc tính nhẹ. Do đó khi sử dụng người dùng cần lưu ý:

  • Sử dụng lá vông trị bệnh trĩ chỉ hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu. Với tình trạng nặng, bệnh nhân cần thăm khám và sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ, trong trường hợp này chỉ có thể sử dụng lá vông như một biện pháp hỗ trợ.
  • Hầu hết những phương pháp dân gian đều cần thời gian dài để cho tác dụng, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả.
  • Lá vông chỉ cho tác dụng hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng và mức độ bệnh, không điều trị được nguyên nhân gây bệnh.
  • Cần kết hợp các bài thuốc từ lá vông với các chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cho hiệu quả cao nhất.
  • Với các món ăn từ lá vông điều trị bệnh trĩ, người dùng có thể gặp phải một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, yếu cơ… Do đó, bệnh nhân nên sử dụng liều thấp rồi tăng dần. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng lá vông, người bệnh nên ngừng ngay và theo dõi diễn biến của các triệu chứng.

Một số thắc mắc về lá vông

Lá vông có độc tính không?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc với câu hỏi: “Lá vông có độc không?”.

Lá vông có độc tính nhẹ, gây ra bởi một số alkaloid có trong thành phần của lá. Tuy nhiên tùy vào thể trạng và cơ địa mà mỗi người lại có một phản ứng khác nhau khi sử dụng loại lá này. Độc tính của lá vông được nhận thấy rõ nhất khi sử dụng nó như một món ăn: lá vông luộc, canh nấu lá vông…

Một số người vẫn cảm thấy thoải mái sau khi sử dụng các món ăn chế biến từ lá vông, tuy nhiên một số trường hợp lại gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, run cơ sau khi sử dụng. Do đó, người dùng nên cẩn thận và sử dụng ít lá trong lần đầu tiên, sau đó có thể tăng dần lượng lá vông. Nếu thấy có những biểu hiện bất thường thì cần dừng ngay và theo dõi biểu hiện sau đó.

Dùng lá vông trị bệnh trĩ bao lâu thì khỏi

Sử dụng lá vông trong chữa bệnh trĩ là một phương pháp dân gian thường được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thường cho tác dụng chậm, không điều trị được nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Tuỳ vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người mà những bài thuốc từ lá vông cho tác dụng sau một thời gian khác nhau. Để có thể thấy được hiệu quả điều trị, người bệnh cần kiên trì sử dụng lá vông đi kèm với chế độ ăn uống khoa học trong 3-4 tuần.

Lá vông không có tác dụng chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh trĩ, do đó nếu muốn giải quyết dứt điểm, bệnh nhân nên tham khảo các phương pháp hiện đại từ các bác sĩ chuyên khoa.

Uống nước bằng lá vông có tốt không?

Uống nước bằng lá vông có tốt không?
Uống nước bằng lá vông có tốt không?

Lá vông chứa nhiều hoạt chất như saponin, flavonoid, các chất khoáng, vitamin. Do đó nước uống lá vông là loại nước tốt cho sức khỏe người sử dụng, đặc biệt với những người mất ngủ, có thể sử dụng uống thay nước lọc hằng ngày.

Tuy vậy, như các bạn đã biết, trong lá vông chứa một số flavonoid có độc tính nhẹ có thể gây ra tình trạng chóng mặt, yếu cơ, chân tay run rẩy. Do đó khi sử dụng nước uống lá vông, người dùng nên cẩn thận và theo dõi tình trạng sau khi uống.

Cách nhận biết cây vông

Cây vông là loại cây thân gỗ, vỏ cây lúc non có màu xanh, sau về già chuyển màu nâu. Xung quanh thân có nhiều gai nhỏ. Lá vông mọc so le, gồm ba lá chét hình tròn hơi nhọn về phía đầu lá. Hoa vông có màu đỏ, ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

Sau khi đã được sấy khô, lá vông thường bị nhầm lẫn với một số loại dược liệu khác, đặc biệt là lá Dâm Dương Hoắc với đặc điểm lá cây gồm ba lá chét hình dạng tam giác. Vậy làm cách nào để phân biệt được hai loại dược liệu này?

Chúng ta có thể phân biệt dựa vào hình dạng của lá. Trong khi lá vông hình tròn hơi nhọn thì lá dâm dương hoắc có hình tim rất rõ ràng với hai đỉnh nhọn về phía đuôi lá giống như gai. Bên cạnh đó, lá vông có phần mép lá nguyên còn lá dâm dương hoắc có mép lá răng cưa rất dễ nhận biết.

Mua lá vông nem ở đâu?

Lá vông nem là một dược liệu thường được sử dụng, hơn nữa cây vông là loài cây được trồng phổ biến ở một số nơi để làm cảnh.Bạn có thể tìm mua lá vông đã sấy hoặc phơi khô tại một số quầy thuốc nam, một số nơi cung cấp nguyên liệu dược cổ truyền uy tín. Nếu muốn tìm mua lá vông tươi, người dùng cũng có thể dễ dàng mua được tại những nhà dân có trồng loại cây này.

Bên cạnh đó, việc sử dụng lá vông chỉ là một biện pháp hỗ trợ, hiệu quả với bệnh nhân mới mắc trĩ hoặc mắc trĩ nhẹ. Với bệnh nhân mắc bệnh trĩ tình trạng nặng hoặc muốn giải quyết dứt điểm nguyên nhân, người bệnh nên đến các trung tâm y tế có chuyên môn để được tư vấn và can thiệp kịp thời.